Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đơn vị phụ thuộc thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại như thế nào?
- Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đơn vị phụ thuộc thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại như thế nào?
- Thời hạn cấp và thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm những nội dung gì?
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Thời hạn đăng ký thuế lần đầu trực tiếp với cơ quan thuế là bao lâu?
Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đơn vị phụ thuộc thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về việc thực hiện đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đơn vị phụ thuộc thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại gồm những nội dung sau:
- Đơn vị phụ thuộc có Quyết định chuyển thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại, đơn vị độc lập thì đơn vị phụ thuộc sau chuyển đổi phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Đơn vị độc lập, đơn vị phụ thuộc trước chuyển đổi phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của đơn vị độc lập, đơn vị phụ thuộc sau chuyển đổi, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị độc lập, đơn vị phụ thuộc trước chuyển đổi, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 15, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đơn vị phụ thuộc thành đơn vị độc lập hoặc ngược lại như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp và thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định.
Trong đó, thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế cụ thể gồm những nội dung sau đây:
(i) Tên người nộp thuế.
(ii) Mã số thuế.
(iii) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh.
(iv) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế phải đảm bảo 05 nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019.
Cụ thể gồm những nội dung dưới đây:
(i) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực.
(ii) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp khôi phục mã số thuế quy định tại Điều 40 của Luật Quản lý thuế 2019.
(iii) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó.
(iv) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay.
(v) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Thời hạn đăng ký thuế lần đầu trực tiếp với cơ quan thuế là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
(i) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập.
(ii) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(iii) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh.
(iv) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.
(v) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.
(vi) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
(vii) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
- Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
- Khai man chứng từ kế toán bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khác nhau như thế nào?
- Ủy quyền quyết toán thuế TNCN là gì? Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất 2025?
- Tổng hợp những quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện theo Nghị định 69?
- Đất vườn có phải là đất nông nghiệp không? Chuyển đổi từ đất vườn lên đất ở nộp lệ phí trước bạ áp dụng mức bao nhiêu?
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế từ 01/07/2025?
- Có được miễn tiền chậm nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp bất khả kháng?
- Nguyên tắc chung về xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ được quy định như thế nào?
- Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất? Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?