Công thức tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca của người lao động như thế nào?
Tiền tăng ca có bị tính thuế TNCN không?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
...
Theo quy định, thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tiền tăng ca) là các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Có thể hiểu rằng, tiền tăng ca được miễn thuế TNCN nhưng sẽ không được miễn toàn bộ mà chỉ miễn đối với phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định.
Tiền tăng ca được miễn thuế = Toàn bộ tiền tăng ca được trả - Tiền tăng ca tính theo ngày làm việc bình thường.
Như vậy, sẽ không tính thuế đối với toàn bộ tiền tăng ca, mức tiền tăng ca bị tính thuế TNCN là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần tiền tăng ca được miễn thuế theo công thức trên.
Công thức tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca của người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Công thức tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca của người lao động như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
...
Theo đó, công thức tính thuế thu nhập cá nhân với tiền tăng ca của người lao động như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó, thuế suất sẽ được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/tháng (đơn vị: triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/năm (đơn vị: triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 5 | Đến 60 | 5 |
2 | Trên 5 đến 10 | Trên 60 đến 120 | 10 |
3 | Trên 10 đến 18 | Trên 120 đến 216 | 15 |
4 | Trên 18 đến 32 | Trên 216 đến 384 | 20 |
5 | Trên 32 đến 52 | Trên 384 đến 624 | 25 |
6 | Trên 52 đến 80 | Trên 624 đến 960 | 30 |
7 | Trên 80 | Trên 960 | 35 |
Có thể tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca theo các bước sau:
Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập nhận được - Khoản được miễn thuế (khoản tiền được trả cao hơn)
Bước 2: Tính các khoản được giảm trừ
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Bước 4: Tính số thuế phải nộp theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Lưu ý: cần xác định đúng thuế suất căn cứ vào biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Có bắt buộc ủy quyền quyết toán thuế TNCN? 02 Trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty?
- Mức thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá tài sản 2025? Mức thu đã bao gồm thuế GTGT chưa?
- 10 hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025?
- Tài khoản kế toán 3562 theo Thông tư 200 là tài khoản gì? Kết cấu của tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ?
- Tiền bảo hiểm trả vào lương có bị tính thuế TNCN không?
- Thu nhập chưa đến mức nộp thuế TNCN thì có phải quyết toán thuế 2025 không?
- Hộ kinh doanh đăng ký mã ngành cấp mấy khi thành lập mới? Hộ kinh doanh có phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài không?
- Công thức tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca của người lao động như thế nào?
- Hướng dẫn hạch toán tài khoản 153 theo Thông tư 200?
- Khi nào ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân cho công ty theo Thông tư 86?