Có được phép hủy hóa đơn đã gửi cho người mua khi có sai sót?
Hóa đơn là gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Trong đó:
(i) Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(ii) Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ là gì?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tiêu hủy hóa đơn, chứng từ bao gồm tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử và tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in. Trong đó:
- Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
- Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
Có được phép hủy hóa đơn đã gửi cho người mua khi có sai sót? (Hình từ Internet)
Có được phép hủy hóa đơn đã gửi cho người mua khi có sai sót?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định:
Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
...
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế)
...
Như vậy, khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót người bán chỉ được hủy trong trường hợp chưa gửi hóa đơn cho người mua.
Việc người bán đã gửi hóa đơn điện tử cho người mua mà phát hiện có sai sót thì việc hủy hóa đơn sai sót và lập hóa đơn điện tử thay thế là không đúng quy định.
Trường hợp hóa đơn điện tử đã được gửi cho người mua mà phát hiện có sai sót, người bán có thể lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.
- Hộ kinh doanh đồ trang trí ngày tết có phải nộp lệ phí môn bài không?
- Hóa đơn là gì? Khi cơ sở kinh doanh khi làm mất hóa đơn thì phải xử lý như thế nào?
- Khoản thu nhập từ làm việc thời vụ vào dịp Tết âm lịch 2025 có phải là khoản thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Cơ sở kinh doanh rượu bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu khi chậm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để nhận nuôi con nuôi gồm có những điều kiện nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là bao lâu?
- Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán?
- Công chức thuế phải kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31/12?
- Người khai hải quan được khai bổ sung tờ khai hải quan trong những trường hợp nào?