Có được dùng số thập phân trong hóa đơn điện tử không?

Có được dùng số thập phân trong HĐĐT không? Việc chuyển đổi HĐĐT thành hóa đơn giấy được quy định như thế nào? Những đối tượng nào sử dụng thông tin HĐĐT?

Có được dùng số thập phân trong hóa đơn điện tử không?

Căn cứ điểm b khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về số hóa đơn như sau:

Nội dung của hóa đơn
...
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

Có thể thấy, pháp luật hiện hành cho phép việc ghi các chữ số sau hàng đơn vị trên hóa đơn kể cả hóa đơn điện tử.

Theo đó, trường hợp trên Hóa đơn điện tử có thể hiện chữ số thập phân vẫn phù hợp với quy định pháp luật.

Có được dùng số thập phân trong hóa đơn điện tử không?

Có được dùng số thập phân trong hóa đơn điện tử không? (Hình từ Internet)

Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:

Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Theo đó, việc chuyển đổi HĐĐT hay chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

Những đối tượng nào sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng HĐĐT như sau:

Đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.
2. Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
c) Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
d) Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
đ) Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay có những đối tượng sau đây được sử dụng thông tin HĐĐT, cụ thể:

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ.

- Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.

- Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng.

- Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

- Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được dùng số thập phân trong hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn gì?
Pháp luật
Ai không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử là gì? Nội dung cơ bản của hóa đơn điện tử gồm những gì?
Pháp luật
Khi lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử có sai sót thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử xuất cho cá nhân không bắt buộc phải ghi mã số thuế cá nhân khi nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch