Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn như sau:
Giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
1. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
(1) Tình tiết tăng nặng
Theo Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 các tình tiết tăng nặng như sau:
- Vi phạm hành chính có tổ chức;
- Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
- Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
- Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
- Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
- Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Lưu ý:
Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
(2) Tình tiết giảm nhẹ
Theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ gồm:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn? (Hình từ Internet)
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Căn cứ vào quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
- Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực).
Trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
- Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
- Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
- Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PVT_MST/vi-pham-hanh-chinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTBA_MST/tinh-tiet-tang-nang-tinh-tiet-giam-nhe.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/thang-11/12/tinh-tiet-tang-nang-thue.jpg)
- Bảng giá tính thuế tài nguyên tỉnh Nghệ An đang áp dụng năm 2025?
- Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế TP HCM? Thu nhập từ học bổng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Báo cáo hàng tồn kho của doanh nghiệp là báo cáo các loại tài sản nào?
- Nguyên tắc kế toán Tài khoản 334 - Phải trả người lao động theo Thông tư 200? Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 334?
- Từ 18/2/2025, có còn miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ không?
- Đã có dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 10 về lệ phí trước bạ?
- Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An?
- Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của Trường Đại học Luật TPHCM năm 2025? Lệ phí đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2025?
- Đề xuất tiếp tục miễn thuế trước bạ xe ô tô điện đến hết 28/02/2027?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên 2025 ở đâu?