Chi tiết bản đồ hành chính TP HCM? Lương tối thiểu vùng tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu?
Chi tiết bản đồ hành chính TP HCM?
Căn cứ Mục 1 Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 quy định phạm vi ranh giới thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Phần lãnh thổ đất liền: toàn bộ diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh là 2.095 km2.
- Tọa độ địa lý: từ 10°10' đến 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' đến 106°54' kinh độ Đông.
- Ranh giới hành chính: bao gồm thành phố Thủ Đức và 21 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Nam giáp biển Đông; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
- Phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam, Nghị định 51/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Quyết định số 513/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” và các văn bản liên quan.
Theo đó, tính đến nay Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 22 Quận huyện và Thành phố trực thuộc. Trong đó, có 01 Thành phố là Thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, 16 Quận và 05 Huyện, 259 Phường, 5 Thị Trấn và 58 Xã.
>> Dưới đây là chi tiết bản đồ hành chính TP HCM:
- Bản đồ hành chính Quận 1
Quận 1 có tổng diện tích tự nhiên là 7,72 km2, được chia thành 10 phường bao gồm: Bến Thành, Bến Nghé, Đa Kao, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Tân Định, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Phạm Ngũ Lão, Cầu Kho.
- Bản đồ hành chính Quận 3
Quận 3 nằm tiếp giáp với Quận 1 và Quận 10, được biết đến là nơi tập trung nhiều đại sứ quán của các nước. Đơn vị hành chính Quận 3 có 12 phường, cụ thể bao gồm: phường 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và Võ Thị Sáu. Theo đó, các phường 6, 7, 8 trước đó đã được sáp nhập thành phường Võ Thị Sáu vào tháng 01/2021.
- Bản đồ hành chính Quận 4
Quận 4 có diện tích 4,18km2, là quận có diện tích nhỏ nhất TP.HCM. Bản đồ hành chính Quận 4 gồm 13 phường: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 18.
- Bản đồ hành chính Quận 5
Khu vực Quận 5 nằm tại vị trí trung tâm bản đồ TPHCM, tiếp giáp với Quận 1, Quận 10, Quận 11 và Quận 6. Đơn vị hành chính Quận 5 bao gồm 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.
- Bản đồ hành chính Quận 6
Quận 6 giáp ranh với Quận 5, Quận 8, Quận 11, Quận Bình Tân và Quận Tân Phú. Khu vực Quận 6 bao gồm 14 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14.
- Bản đồ hành chính Quận 7
Đơn vị hành chính Quận 7 được chia thành 10 phường bao gồm: Phú Mỹ, Phú Thuận, Bình Thuận, Tân Phong, Tân Phú, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây.
- Bản đồ hành chính Quận 8
Quận 8 ở phía tây nam Sài Gòn, bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16. Nằm giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, Quận 8 thừa hưởng vị trí địa lý độc đáo đồng thời giáp với các quận huyện: Quận 5, Quận 7, Quận 4 và huyện Nhà Bè.
- Bản đồ hàn chính Quận 10
Quận 10 nằm giáp ranh với Quận 3, Quận 5, Quận 11 và Quận Tân Bình. Đơn vị hành chính Quận 10 trên bản đồ TP. Hồ Chí Minh bao gồm 14 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.
- Bản đồ hành chính Quận 11
Quận 11 là phía tây thành phố, tiếp giáp với các quận lân cận như Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận Tân Bình. Đơn vị hành chính Quận 11 gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16.
- Bản đồ hành chính Quận 12
Quận 12 nằm ở phía Bắc thành phố, khá xa vị trí trung tâm, là quận có nhiều tuyến đường lớn cắt ngang bao gồm: Quốc lộ 1A, quốc lộ 22 và nhiều tỉnh lộ khác. Quận 12 hiện được phân chia thành 11 phường, bao gồm: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Hiệp Thành, Thới An, Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Trung Mỹ Tây.
- Bản đồ hành chính Quận Bình Tân
Quận Bình Tân ở phía Tây bản đồ TP.HCM, bao gồm 10 phường: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B.
- Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức được thành lập vào tháng 01/2022 trên cơ sở sáp nhập 3 quận: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. (Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020).
Sau khi đã chính thức sáp nhập, đơn vị hành chính của TP. Thủ Đức có 34 phường, cụ thể gồm: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Hiệp Phú, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Cát Lái, Linh Trung, Linh Xuân, Linh Tây, Linh Đông, Long Phước, Long Bình, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Phú, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.
+ Bản đồ hành chính Quận 9 trước khi sáp nhập vào TP. Thủ Đức là 13 phường, bao gồm: Long Bình, Long Trường, Long Phước, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu, Phước Bình, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh, Phước Long A, Phước Long B.
+ Bản đồ hành chính Quận 2 trước khi sát nhập được phân chia thành 11 phường bao gồm: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Thảo Điền.
- Bản đồ hành chính Quận Tân Phú
Quận Tân Phú có diện tích 15,97 km2, bao gồm 11 phường: Hòa Thạnh, Phú Thạnh, Hiệp Tân, Phú Trung, Phú Thọ Hòa, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Sơn Nhì, Tân Thành, Tân Thới Hòa, Tây Thạnh.
- Bản đồ hành chính Quận Tân Bình
Quận Tân Bình có vị trí tiếp giáp với Quận 3, Quận 10, Quận 12, quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp, gồm 15 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.
- Bản đồ hành chính Quận Phú Nhuận
Quận Phú Nhuận chia thành 13 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15, 17. Khu vực này có vị trí tiếp giáp với các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, quận Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp, thuận tiện cho việc di chuyển và kết nối.
- Bản đồ hành chính Quận Gò Vấp
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc thành phố, có vị trí tiếp giáp Quận 12, quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh, gồm 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17.
- Bản đồ hành chính Quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh, được chia thành 20 phường bao gồm: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. Mật độ dân số của khu vực này khá cao, vào khoảng 24.021 người/km2 (dân số là 499.164 người).
- Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh, gồm 16 đơn vị hành chính là 1 thị trấn (Tân Túc) và 15 xã (An Phú Tây, Bình Hưng, Bình Chánh, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B).
- Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biển, cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Đông Nam, được chia thành 7 đơn vị hành chính. Trong đó gồm 1 thị trấn (Cần Thạnh) và 6 xã (An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An).
- Bản đồ hành chính huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi được chia thành 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã (An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phạm Văn Cội, Phú Mỹ Hưng, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ).
- Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn
Huyện Hóc Môn ở phía Tây Bắc trên bản đồ TPHCM, được chia thành 12 đơn vị hành chính. Trong đó gồm 1 thị trấn (Hóc Môn) và 11 xã (Bà Điểm, Nhị Bình, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn).
- Bản đồ hành chính huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam TPHCM, được chia thành 7 đơn vị hành chính, trong đó gồm 1 thị trấn (Nhà Bè) và 6 xã (Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân, Phước Lộc, Phước Kiển).
Chi tiết bản đồ hành chính TP HCM? Lương tối thiểu vùng tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lương tối thiểu vùng tại TP HCM hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính Phủ tăng 6% lương tối thiểu tháng và giờ, căn cứ trên đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Như vậy, theo Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng tiền lương tối thiểu ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định:
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn vùng 1.
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn vùng 2.
Do đó, tiền lương tối thiểu giờ tại TPHCM hiện nay là:
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh: mức lương tối thiểu giờ là 23.800 đồng/giờ.
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh: mức lương tối thiểu giờ là 21.200 đồng/giờ
Tăng lương tối thiểu vùng có làm tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN không?
Tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị quy định về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, nội dung kết luận nêu rõ tạm hoãn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 mà thực hiện các chính sách tăng thu nhập trong đó có tăng lương cơ sở từ ngày 01/07/2024 và điều chỉnh mức lương tối thiểu (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so năm 2023).
Trong đó, tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tính bằng lương cơ sở nhân với hệ số lương. Còn tiền lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Đồng thời, tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi tại Khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân giúp giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.
Như vậy, khi tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng thì sẽ tăng thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên hiện nay chưa có quyết định sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương cơ sở 30% theo các quy định trên.
Do đó, với mức lương cơ sở, tối thiểu vùng mới thì mức giảm trừ gia cảnh hiện nay vẫn không thay đổi và áp dụng theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, cụ thể như sau:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Thời hạn nộp thuế hải quan là khi nào? Đối tượng nào chịu thuế hải quan năm 2025?
- Công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn điều lệ là ngoại tệ không?
- Tiêu chí đánh giá công chức để tính hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178? Trợ cấp hưu trí một lần có nộp thuế TNCN?
- Người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 được hưởng chính sách gì? Trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm có bị trừ thuế TNCN?
- Hóa đơn thay thế có sai sót thì hóa đơn thay thế tiếp theo thay thế cho hóa đơn nào?
- Phó giám đốc có được kiêm chức vụ kế toán trưởng không?
- Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu là gì? Nội dung công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất nhập khẩu?
- Cách tính tuổi Kim Lâu 2025? Tuổi nghỉ hưu 2025 là bao nhiêu? Cha mẹ đã nghỉ hưu đáp ứng điều kiện gì mới được làm người phụ thuộc?
- Danh sách liên hệ chi cục thuế các quận tại TPHCM?