Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro?

Người nộp thuế là cá nhân thì sẽ có mấy mức độ rủi ro? Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro là những biện pháp nào?

Người nộp thuế là cá nhân có mấy mức độ rủi ro?

Theo Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân như sau:

Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
a) Rủi ro cao.
b) Rủi ro trung bình.
c) Rủi ro thấp.
2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Như vậy, người nộp thuế là cá nhân có 3 mức độ rủi ro là rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và các tiêu chí theo quy định.

Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro?

Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro? (Hình từ Internet)

Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro?

Theo Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định. Cụ thể:

(1) Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

- Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:

+ Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

+ Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.

- Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;

- Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

(2) Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)

- Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;

- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ chức chi trả thu nhập.

(3) Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất

- Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan;

- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

Mức độ rủi ro người nộp thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm 2025 tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có rủi ro?
Nguyễn Bảo Trân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch