Kỳ kế toán thuế nội địa được xác định theo năm dương lịch hay năm âm lịch?
Kỳ kế toán thuế nội địa được xác định theo năm dương lịch hay năm âm lịch?
Kỳ kế toán thuế được quy định tại Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Kỳ kế toán thuế
1. Kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể:
a) Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
b) Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
c) Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.
d) Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
Theo đó, kỳ kế toán thuế nội địa được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể như sau:
- KKỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.
- Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Kỳ kế toán thuế nội địa được xác định theo năm dương lịch hay năm âm lịch? (Hình từ Internet)
Việc hạch toán kế toán thuế nội địa theo kỳ được quy định như thế nào?
Việc hạch toán kế toán thuế nội địa theo kỳ được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Ngày hạch toán kế toán thuế được xác định là ngày hạch toán ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế.
- Ngày thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế phải đảm bảo nguyên tắc ngay trong ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế hoặc chậm nhất là ngày liền kề tiếp theo ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế. Trừ ngày nghỉ theo quy định thì ngày thu thập thông tin là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
- Trường hợp trong thời gian lập báo cáo kế toán thuế phát sinh điều chỉnh các nghiệp vụ quản lý thuế đã được hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm trước, nếu thực hiện trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
- Sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, việc điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế của năm trước chỉ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 và khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư này.
- Nhân viên đại lý thuế đủ điều kiện hành nghề phải công khai những thông tin nào?
- Từ 01/7/2025 dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế thì mã số thuế cũ được xử lý như thế nào?
- Kiểm tra viên thuế cần đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo bồi dưỡng thế nào?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế tài nguyên là khi nào?
- Có mấy loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán? Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để làm gì?
- Cán bộ, công chức thuế được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kể từ ngày nào?
- Hạn nộp tờ khai thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 là khi nào?
- Loại tàu bay nào được miễn lệ phí trước bạ? Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ của tàu bay là bao nhiêu?
- 04 trường hợp đơn vị kế toán được phép sao chụp tài liệu kế toán được quy định như thế nào?
- Cơ quan nhà nước có bắt buộc có kế toán trưởng không?