Cá nhân khai thác những loại lâm sản nào thì phải nộp thuế tài nguyên?

Cá nhân phải nộp thuế tài nguyên đối với việc khai thác những loại lâm sản nào?

Lâm sản là gì? Cá nhân khai thác những loại lâm sản nào thì phải nộp thuế tài nguyên?

Căn cứ khoản 16 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
12. Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
13. Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
15. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
17. Hồ sơ lâm sản là tài liệu về lâm sản được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
...

Như vậy, lâm sản có thể được hiểu là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm:

- Thực vật rừng.

- Động vật rừng.

- Các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Khoáng sản kim loại.
2. Khoáng sản không kim loại.
3. Dầu thô.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
8. Yến sào thiên nhiên.
9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009 (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 67 Luật Dầu khí 2022) có quy định như sau:

Người nộp thuế
1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, trừ trường hợp khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu theo quy định của pháp luật về dầu khí.
...

Như vậy, chỉ có lâm sản là sản phẩm của rừng tự nhiên thì mới là đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Cá nhân khai thác lâm sản là sản phẩm của rừng tự nhiên được xác định là cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Do đó, trong trường hợp này cá nhân khai thác mới phải nộp thuế tài nguyên.

Cá nhân khai thác loại lâm sản nào thì phải nộp thuế tài nguyên?

Cá nhân khai thác những loại lâm sản nào thì phải nộp thuế tài nguyên? (Hình từ Internet)

Thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với lâm sản là sản phẩm của rừng tự nhiên được quy định bao nhiêu?

Căn cứ biểu thuế ban hành kèm theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 quy định về thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với khai thác lâm sản là sản phẩm của rừng tự nhiên như sau:

STT

Sản phẩm của rừng tự nhiên

Thuế suất

1

Gỗ nhóm I

35

2

Gỗ nhóm II

30

3

Gỗ nhóm III

20

4

Gỗ nhóm IV

18

5

Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

12

6

Cành, ngọn, gốc, rễ

10

7

Củi

5

8

Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

10

9

Trầm hương, kỳ nam

25

10

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10

11

Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5

Theo đó, thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với lâm sản là sản phẩm của rừng tự nhiên được quy định như sau:

- Đối với các loại gỗ thì áp dụng mức thuế suất 12% đến 35%.

- Đối với ành, ngọn, gốc, rễ thì áp dụng mức thuế suất là 10%.

- Đối với củi thì áp dụng mức thuế suất là 5%.

- Đối với tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô áp dụng mức thuế suất là 10%.

- Đối với trầm hương, kỳ nam thì áp dụng mức thuế suất là 25%.

- Đối với hồi, quế, sa nhân, thảo quả thì áp dụng mức thuế suất là 10%.

- Đối với sản phẩm khác của rừng tự nhiên thì áp dụng mức thuế suất là 5%.

Thuế tài nguyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân khai thác những loại lâm sản nào thì phải nộp thuế tài nguyên?
Pháp luật
Ngọc trai có phải chịu thuế tài nguyên không? Khai thác ngọc trai tự nhiên đăng ký mã ngành nào?
Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thuế tài nguyên?
Pháp luật
Cá nhân có phải nộp thuế tài nguyên nếu khai thác sản phẩm của rừng tự nhiên hay không?
Pháp luật
Có được nuôi nhà yến trong khu dân cư? Nuôi nhà yến có phải nộp thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Bảng thuế suất thuế tài nguyên cập nhật mới nhất?
Pháp luật
Loại tài nguyên nào có mức thuế suất cao nhất? Ai là người có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên?
Pháp luật
Người nộp thuế khi gặp hỏa hoạn có nộp thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Bán yến sào thiên nhiên có nộp thuế tài nguyên không?
Pháp luật
Dầu thô chịu thuế suất thuế tài nguyên bao nhiêu phần trăm?
Phạm Minh Mẩn
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch