Bảng tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất 2025 thế nào?

Tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất ở đâu? Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên trong kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định thế nào?

Bảng tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất 2025 thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BCT quy định về sửa đổi danh mục chi tiết theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương (Thông tư 41/2019/TT-BCT)

(1) Thay thế Phụ lục I - Danh mục chi tiết theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu quy định tại Điều 1 Thông tư 41/2019/TT-BCT bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Thay thế Phụ lục VI - Danh mục chi tiết theo mã HS đối với nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 41/2019/TT-BCT bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

(3) Thay thế Phụ lục VII - Danh mục chi tiết theo mã HS đối với máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 41/2019/TT-BCT bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, danh mục chi tiết theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT như sau:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

10.06

Lúa gạo.

1006.10

- Thóc:

1006.10.10

- - Phù hợp để gieo trồng

1006.10.90

- - Loại khác

1006.20

- Gạo lứt:

1006.20.10

- - Gạo Hom Mali

1006.20.90

- - Loại khác

1006.30

- Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):

1006.30.30

- - Gạo nếp

1006.30.40

- - Gạo Hom Mali

1006.30.50

- - Gạo Basmati

1006.30.60

- - Gạo Malys

1006.30.70

- - Gạo thơm khác


- - Loại khác:

1006.30.91

- - - Gạo đồ

1006.30.99

- - - Loại khác

1006.40

- Tấm:

1006.40.10

- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi

1006.40.90

- - Loại khác

Bảng tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất 2025 thế nào?

Bảng tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất 2025 thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên trong kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BCT về trình tự cơ chế đầu mối luân phiên như sau:

(1) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt đấu thầu.

Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên kiến nghị không tham gia thì phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương, thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.

(2) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên, thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.

Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được tính là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên chính thức của mình.

(3) Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không tham gia đợt đấu thầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác tham gia giao dịch, dự thầu.

(4) Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự thầu.

Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2018/TT-BCT quy định về thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm sau:

Trách nhiệm của các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên
2. Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:
a) Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.
b) Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.
c) Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng; cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.
d) Thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.

Như vậy, thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm như sau:

- Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.

- Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.

- Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng; cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.

- Thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.

Gạo xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng tra cứu danh mục theo mã HS đối với thóc, gạo xuất khẩu mới nhất 2025 thế nào?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch