Loading...

Tra cứu hỏi đáp

Hỏi đáp pháp luật Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai 13:50 | 25/08/2016

Hiện nay gia đình tôi bị gia đình bên cạnh lấn chiếm đất đai, tôi đã viết đơn đề nghị nhiều lần với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện giải quyết nhưng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nghiêng về phía người lấn chiếm. Hiện nay tôi không đồng ý với cách giải quyết của các cấp có thẩm quyền (UBND xã, UBND huyện và phòng địa chính), vậy xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ đất đai của gia đình?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế 13:49 | 25/08/2016

Hiện tại gia đình tôi có một mảnh đất của cụ nội để lại và vẫn mang tên chủ sở hữu là cụ ông và cụ sinh ra 5 người con trai và 2 người con gái, nhưng cụ ông mất năm 1996, Sau khi cụ ông mất thì Cụ bà có nói sau này sẽ để lại mảnh đất cho người con út nhưng không lập thành văn bản. Sau khi cụ bà mất vào năm 2008 thì ngôi nhà của 2 cụ đã bị dỡ, do việc thờ cúng của các cụ ông con trai cả không có trách nhiệm gì nên hiện ông út ( còn sống) muốn về xây ngôi nhà trên nền đất của các cụ để lại nhưng bị vấp phải tranh chấp của ông con trai cả, ông cả muốn lấy hết số đất của các cụ để lại, trong khi chủ sở hữu đất vẫn là mang tên cụ ông, vậy các Luật sư cho hỏi nếu mang ra pháp luật thì tranh chấp sẽ giải quyết như thế nào, xin cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Hướng giải quyết tranh chấp đất đai 13:49 | 25/08/2016
Năm 1992 ông Nguyễn Văn A bán 9960m 2 đất thổ cư cho ông Trần Văn B (ông B đứng ra mua giùm cho em vợ là Huỳnh Văn C, việc mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng). Đến năm 1994 ông Huỳnh Văn C bán cho ông Phạm D. (Có giấy viết tay). Sau khi mua ông Phạm D cho con là Phạm E miếng đất nói trên (chỉ cho bằng miệng). Ông Phạm E đã ở từ đó cho đến nay gần 20 năm và thực hiện các nghĩa vụ công dân. Đến năm 2012 ông Phạm E xuống làm thủ tục sang tên thì được biết mảnh đất trên đã được cấp bìa đỏ cho ông Nguyễn Văn A từ năm 1994. Nay ông E làm đơn kiến nghị để được giải quyết. Tuy nhiên đất thì ông A vẫn để cho ông E ở bình thường nhưng ông E làm đơn và yêu cầu ông A xuống giải quyết thì ông A nói ông không liên quan đến ông E, mà thực tế ông chỉ có mua bán với ông B thôi, ngoài ra những người sau ông không biết. Vậy xin luật sư tư vấn hướng giải quyết vụ việc trên như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai cầm cố 13:49 | 25/08/2016
Chào luật sư Hiện nay gia đình em đang gặp vấn đề tranh chấp đất đai,chưa biết giải quyết thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp em . bên A là người cho cầm cố đất, bên B là người cầm cố đất, bên A cho bên B cầm cố đất với thời gian 3 năm với số tiền là 5 cây vàng, và được bên chính quyền ấp xác nhận. Nhưng trong khoảng thời gian chưa hết hợp đồng(bên B chỉ ở được khoảng hơn một năm), bên A đã bán miếng đất bên B đang cầm cố cho bên C là người mua lại miếng đất đó và có giấy tờ bằng khoán đầy đủ và cũng được chính quyền xác nhận mà không thông báo và hoàn tiền lại cho bên B, bên C lên tiếng đòi lại đất mà mình đã mua, và đưa ra chính quyền giải quyết mà vẫn chưa được. vậy luật sư cho em hỏi bên nào đúng bên nào sai, bên nào có lợi quyền pháp lí nhều hơn.
Hỏi đáp pháp luật Tự ý sử dụng diện tích đất bỏ hoang của người khác 13:49 | 25/08/2016

Kính chào Luật sư Nguyễn Nhật Tuấn Tôi có nội dung này xin tư vấn của Luật sư: Trên địa bàn xã tôi có Ông Hoàng Văn Nguyệt khai khoang một thửa vào thời điểm trước năm 1990, diện tích thửa đất rộng 2000m2. Sau khi ông Nguyệt chết đi thì con trai ông là Hoàng Văn Khánh tiếp tục sản xuất trên diện tích đó. Đến năm 2005 vì điều kiện gia đình neo người nên thửa đất được bỏ hoang. Đến năm 2009 gia đình ông Đào Văn Tam công dân cùng thôn đã tự ý vào sản xuất trên diện tích đất đó. Trong quá trình ông Tam sản xuất gia đình ông Khánh đã nhiều lần trao đổi để ông Tam trả lại diện tích đất tuy nhiên ông Tam không đồng ý. Đến năm 2014, 2015 thì hai bên xảy ra tranh chấp. Xin hỏi Luật sư cách giải quyết và các quy định của pháp luật về trường hợp này

Hỏi đáp pháp luật Để lại phần đất cho con có cần hỏi ý kiến người có liên quan đến mảnh đất 13:49 | 25/08/2016

Gia đình mẹ tôi có hai chị em,ông bà ngoại tôi để lại 2 mảnh đất cho hai chị em. Nhưng do cậu tôi ở bên Đức nên không đứng tên được mẹ tôi đã đứng tên trong sổ cùng bà ngoại của tôi(ông tôi đã mất năm 1991) sau đó năm 2008 bà tôi đã mất ,còn lại mẹ tôi đứng tên thứ hai trong sổ đỏ.Tháng 9/2012 cậu tôi về và đã sang tên phần đất mà bà tôi để lại cho cậu tôi. Còn phần của mẹ tôi thì vẫn có tên của bà và tên mẹ tôi là thứ hai. Vậy xin hỏi nếu sau này mẹ tôi có để lại phần đất đó cho tôi cần phải hỏi ý kiến cậu tôi nữa khổng??? bây giờ mẹ tôi chuyển hoàn toàn tên sổ đỏ đó sang tên mẹ tôi có là cần thiết hay không??? Hay là không cần thiết....xin các luật sư trả lời giúp gia đình tôi  Xin cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Đất chuyển nhượng trước 1990 chỉ có giấy viết tay không xác nhận của chính quyền có vi phạm quy định không? 13:49 | 25/08/2016

Cho em hỏi đất đai được chuyển nhượng trước năm 1990 không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bằng giấy viết tay không có xác nhận của UBND xã thì có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì theo em biết nếu áp dụng vào luật đất đai 2003 thì nội dung trên sẽ không phù hợp nhưng thời điểm trước năm 1990 thì luật đất đai 2003 chưa có hiệu lực vậy vào thời điểm này những văn bản luật nào quy định vấn đề này?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai của bố mẹ 13:49 | 25/08/2016

Ông bà nội tôi đều đã chết từ trước năm 1990. Khi chết, ông bà nội tôi có để lại một ngôi nhà trần và một thửa đất rộng khoảng hơn 500m2. Ngôi nhà và thửa đất này do bố, mẹ tôi sử dụng từ đó đến nay (các bác, chú các cô đều ở xa). Đến năm 2001, Chú tôi trở về và không biết bằng cách nào mà chú tôi lại được UBND huyện cấp Giấy CNQSD đất 215 m2 đất (được cắt ra từ thửa đất của ông bà nội để lại). Khi bố mẹ tôi biết việc này, hỏi chú tôi thì chú trả lời: Đất của bố mẹ (tức ông bà nội tôi) mỗi anh em phải được chia một ít. Thực tế thì khi ông bà nội tôi còn sống đã chia cho mỗi bác, chú, cô một ít tài sản. Chỉ có bố mẹ tôi ở cùng ông bà, chăm sóc ông bà nên ông bà để lại và cho sử dụng nhà và đất đó (chỉ cho miêng chứ không có giấy tờ gì). Bố mẹ tôi vẫn sử dụng đất đó đến năm 2001 thì chú tôi có tranh chấp. Sự việc đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Xin Luật sư cho tôi hỏi: - Chú tôi làm như vậy có đúng không, UBND huyện cấp sổ đỏ cho chú tôi có đúng không? - Bố mẹ tôi có được coi là đương nhiên được hưởng tài sản thừa kế của ông bà tôi không (đến năm 2000 là hết thời hiệu khởi kiện)

Hỏi đáp pháp luật Tư vấn về tranh chấp đất đai 13:48 | 25/08/2016

Vào năm 1970 ông Nội tôi có mua một miếng đất của người gần địa phương, tới năm 1972 ông Nội có xây dựng nhà ở bằng vạch tường xưa, trên mái nhà có xây dựng ban công phía trước và bên hông (phía dưới mặt đất bên hông ban công là đường mương, cống thoát nước chạy dài ra phía sau, phía sau nhà Nội tôi có xây dựng nhà tắm, cầu tiêu đưa ra bằng diện tích phía trên ban công, nằm xác ranh đất của gia đình kế bên). Đến năm 1998 gia đình tôi đập phá nhà tắm, cầu tiêu xây dựng lại và có lặp lại đường mương, thành đường đi thông ra từ phía trước ra đến phía sau nhà Nội tôi. Phía sau nhà Nội tôi có xây dựng bồn chứa nước để phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân trong xã, lúc đó Ba tôi có lắp đặt đường ống nước chạy dài ra phía trước nằm trên đường đi phía bên hông, có bản vẽ sơ đồ ống nước do Ủy Ban Nhân Dân xã ký xác nhận năm 1998. Đến năm 2000 có một phái đoàn ở Huyện lên đo đạc để cấp giấy QSDĐ, trong lúc đo đạc ký giáp ranh với nhà kế bên lúc đó ông Nội tôi 72 tuổi, ông Nội tôi tự ký, không cho con cháu nào biết hết. Đến năm 2002 UBND Xã mới cấp giấy QSDĐ với chiều ngang 6,97m (chưa tính ban công đưa ra phía bên hông là 0,72m). Cho đến năm 2007 gia đình kế bên thưa kiện là phần đất phía bên hông thuộc QSDĐ của gia đinh kế bên. Vậy cho tôi hỏi nếu trường hợp này thì ban công bên hông phía trên và phía bên hông đường đi thuộc quyền sơ hữu của ai, từ trước tới giờ hai bên không có bằng chứng nào xác minh được là nguồn gốc của mình, lúc đó buôn bán bằng giấy tay không thể hiện được diện tích. Đến thời điểm này nhà Nội tôi vẫn giữ nguyên hiện trang ban công từ trước đến bây giờ, cho tôi hỏi làm thế nào mới thể hiện được ban công và lối đi phía bên hông thuộc quyền sơ hữu của gia đình Nội tôi.  Trong trường hợp này do UBND cấp QSDĐ trồng lên phần đất ở cố định của gia đình Nội tôi như thế có đúng pháp luật không? Mong LS Quỳnh Như tư vấn và hướng dẫn làm thủ tục như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất dồn điền, đổi thửa 13:48 | 25/08/2016

Thưa ông Cường, Năm 2011 nhà tôi được nhận một  mảnh đất dồn điển đổi thửa rộng 2500m2, trong quá trình chia đất, các thành viên chia đất đã tạo điều kiện cho các hộ trong khu vực quanh nhà tôi bằng cách đo tăng cho mỗi hộ khoảng 100m2. Đến khi làm sổ, nhà liền kề đã không công nhận mốc cũ mà yêu cầu gia đình tôi phải mời địa chính đến đo lại và yêu cầu đo đủ diện tích đất nhà tôi còn phần còn lại là đất nhà họ. Nếu như vậy thì gia đình họ đã được hơn nhà tôi 200m2. Theo ông thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn ông.

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai giữa 2 hộ dân có được cưỡng chế không? 13:48 | 25/08/2016

Chúng tôi gồm 05 hộ gia đình có chung một khu vệ sinh chung có diện tích 11,2m2 sử dụng từ năm 1987. Sau này ai cũng có nhà riêng nên khu vệ sinh chung này không được sử dụng nữa nhưng vẫn do 05 hộ gia đình chúng tôi quản lý. Năm 2007, khi Hà Tây bàn giao về Hà Nội thì trên bảng thông kê diện tích đất để làm sổ đỏ do bộ công an làm có ghi rõ là khu vệ sinh chung này thuộc sở hữu của 05 gia đình chúng tôi nhưng do diện tích quá bé nên không làm được sổ đỏ. Năm 2000, chủ khu đất cạnh nhà vệ sinh chung này bán cho một người khác.Chủ mới năm 2007 làm sổ đỏ cùng chúng tôi và trong sổ đỏ ghi rõ diện tích đất thuộc sở hữu là 30m2. Nhưng năm 2010, do giả mạo chữ ký của 02 hộ liền kề nên làm được sổ đỏ mới bao gồm cả diện tích khu vệ sinh chung của chúng tôi. Từ đó đến nay chúng tôi đã làm đơn tố cáo theo từng cấp và đến thanh tra chính phủ nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng mặc dù có đầy đủ chứng cứ về việc giả mạo giấy tờ. Trong thời gian chờ câu trả lời của thanh tra chính phủ thì UBND phường ra quyết đinh cưỡng chế đối với khu vệ sinh chung của chúng tôi và đã thực hiện. Nay tôi muốn hỏi là tranh chấp giữa các hộ dân sự mà UBND phường để công an,dân phòng,.. đến cưỡng chế thế có đúng không. Chúng tôi có nên đưa vụ việc ra tòa không. Xin chân thành cảm ơn

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai không có giấy tờ về quyền sử dụng đất 13:48 | 25/08/2016

Xin kính chào luật sư! Xin luật sư tư vấn trường hợp của tôi như sau. Năm 1966, Nội tôi là Nguyễn Thị Tờ có tiếp nhận mảnh đất khai hoang do bà cố để lại. Thời điểm này bà có đào công sự mật nuôi 4 du kích xã, năm 1968 địch càng quét nên tất cả đã hi sinh. Từ đó nội tôi đã lấp đất chôn hầm lại. Năm 1976 chính quyền thu hồi hầm này và lấy đá xây trường học. Năm 1978, Võ Thị Vinh (người hàng xóm với nội tôi) ra mượn đất cất chòi nhỏ để ở. Sau vài tháng thì chuyển về nhà ở lại và trả lại đất cho nội tôi. Thời điểm này bà Lê Thị Chưng (Chị em cô cậu với Nguyễn Thị Tờ) đi kinh tế mới ở Đắc Lắc về không có đất nên xin bà Vinh vào ở. Bà vinh nói ""nhà thì của tôi nhưng đất là của Nguyễn Thị Tờ, chị nên hỏi ý kiến của bà Tờ". Bà Chưng hỏi ý kiến nội tôi và nội tôi đồng ý cho ở. Bà Chưng ở thời gian thì chuyển ra Đà Nẵng và để lại đất cho con trai là Trần Văn Thanh. Trần Văn Thanh ở thời gian rồi chuyển đi Phú Quốc (thời gian trước 1995). Năm 2000 nội tôi lấy lại đất và xây nhà trên đất để ở. Ở đến năm 2004 thì nội tôi đau và mất. Từ năm 2004 đến nay nhà tôi vẫn sử dụng mảnh đất đó, nhà nội tôi dùng để thờ cúng bàn thờ bà nội. Hiện tại ngôi nhà vần còn nguyên trạng. Khu đất này liền kề với khu đất nhà tôi đang ở Bà Lê Thị Chưng có 4 người con là: Trần Văn Mai, Trần Văn Thanh, Trần Thị Thu, Trần Thị Nguyệt. Bà Chưng mất khoảng trước năm 2000. Năm 2011, Lê Thị Nguyệt về tranh chấp đất với gia đình tôi.(Bà Nguyệt  được Trần Văn Mai và Trần Văn Thanh ủy quyền để làm đơn khởi kiện). Hồ sơ khởi kiện gồm có: đơn kiện, trích lục Sổ mục kê đất 1998 và trích lục bản đồ địa chính 1998. (Theo Sổ mục kê đất năm 1998 thì mảnh đất trên do bà Lê Thị Chưng đứng tên) + Tôi nghĩ năm 1998 bà Lê Thị Chưng đang ở Đà Nẵng và đau ốm nên không thể kê khai đất đai được nhưng tại sao lại có tên trong sổ mục kê đất. Hơn nữa nếu có kê khai sao không phải là con trai bà Chưng là Trần Văn Thanh? hay là địa chính xã căn cứ vào việc đăng ký hộ khẩu mà ghi tên bà Chưng vào sổ mục kê đất. Thực chất tại địa phương tôi đang ở trước thời điểm 2001 không có ai kê khai đất đai. + Nhà tôi đã làm đơn trình bày về nguồn gốc của khu đất và có một số nhân chứng xác nhận. - Bà Võ Thị Vinh xác nhận nguồn gốc đất là của nội tôi - ông Lê Văn Tài (Phó Ban quân quản xã), Lê Sỹ Nghị (du kích xã ): hai người này đã tham gia lấy đá hầm bí mật nội tôi xác nhận đất này là của nội tôi và có công sự mật trên đất đó. - Trần Minh Tiến (thời điểm 1976 cũng nằm trong chính quyền xã) xác nhận đất này là của nội tôi và có công sự mật Ngày 21/2/2012, tòa án nhân dân TP.Tam Kỳ đã ra thông báo cho gia đình tôi là đã có quyết định thụ lý vụ kiện dân sự này. Trong thông báo nêu hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện, trích lục sổ mục kê đất 1998, trích lục bản đồ địa chính 1998, biên bản hòa giải và biên bản xác minhcủa tòa án. Theo tôi được biết Sổ mục kê đất và bản đồ địa chính không thuộc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật đất đai năm 2003. Nên nhà tôi có đơn gửi Tòa án rằng vụ việc này không thuộc thẩm quyền của tòa án. Hỏi:  Nhà tôi cần làm những bước gì tiếp theo để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình tôi. Cần làm gì để giải đáp việc bà Lê Thị Chưng lại có tên trong Sổ mục kê đất năm 1998 trong khi gia đình bà không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào về việc sử dụng đất (đã cắt khẩu chuyển đi khỏi địa phương từ trước năm 1995). Thẩm quyền vụ việc tranh chấp này có phải do Tòa án giải quyết không? Xin chân thành cảm ơn luật sư

Hỏi đáp pháp luật Thời gian tòa án thụ lý 1 vụ tranh chấp đất đai là bao lâu 13:41 | 25/08/2016

Kính chào quý Luật Sư! Xin Luật sư tư vấn giúp em: Gia đình em mua đất ruộng của ông Khinh từ năm 2006 nhưng chưa sang tên (vì cha em đợi các con có gia đình sẽ cho và sang tên 1 lần luôn), năm 2011 phần đất này xảy ra tranh chấp giữa ông Khinh và bà Nga ( người tranh chấp). Tòa án đã mời hòa giải nhiều lần nhưng không thành,từ lúc ông Khinh nộp tường trình, đơn từ theo yêu cầu tòa án đến nay là hơn 6 tháng (tính từ lúc nộp đơn là ngày 5 tháng 10 năm 2011) mà không thấy tòa án mời xét xử gì cả. Vậy kính xin luật sư cho em hỏi: thời gian tòa án thụ lý 1 vụ tranh chấp đất đai là bao lâu? Bao lâu từ ngày đương sự nộp đơn thì tòa mời xét xử? Trong trường hợp này gia đình em phải làm thế nào để việc sang tên đất được tiến hành một cách nhanh nhất. Em chân thành biết ơn quý Luật Sư!

Hỏi đáp pháp luật Cần tư vấn về tranh chấp đất đai 13:40 | 25/08/2016

Trước năm 1983 ông A làm nhà ở tại thửa đất X và được cấp giấy phép xây dựng năm 1984. Năm 1883 ông B chuyển đến làm nhà ở giáp nhà ông A và được cấp giấy phép xây dựng năm 1994. Đến năm 2003 ông B được cấp GCNQSD đất trên thửa đất gia đình đã ở ổn định, liên tục từ năm 1983 (ông A đã kí giáp ranh) gồm 256 m2 đất ở và 375 m2 đất vườn. Năm 2012 ông A kiện ông B là đã lấn chiếm đất 20m2 đất ở. Sau khi cơ quan chức năng đến đo đạc lại hiện trạng sử dụng theo giấy phép xây dựng của 2 ông A và B thì 20m2 đất vườn của ông A trồng lên đất ở của ông B. (ông B vẫn sử dụng giấy phép xây dựng, chưa có GCN QSD đất). 1. UBND huyện Y quyết định thu hồi lại 20m2 đất ở của ông B để giao lại cho ông A là đúng hay sai? 2. Giấy phép xây dựng được cấp từ những năm 1983 rất sơ sài và không đúng với hiện trạng sử dụng đất lúc đó. Vậy giấy phép xây dựng năm 1983 có thể làm căn cứ để giải quyết tranh chấp được không (Năm 2003 ông B đã được cấp GCNQSD đất - ông A đã kí giáp ranh)? 3. Ông B có thể kiện ngược lại cơ quan nhà nước là đã cấp đất ở cho ông A trồng lên đất vườn của ông B được không? (phần diện tích đất tranh chấp 20m2 này được ông B sử dụng ổn định và liên tục từ năm 1983). Rất mong sự tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Đất chỉ hứa cho không làm giấy tờ thì có hiệu lực pháp luật không? 13:40 | 25/08/2016

Xin chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi, tình huống như sau: Trước đây ông nội tôi còn sống có hứa cho ông A 11m2 đất trên phần mảnh đất của ông nội tôi vào năm 1977, nhưng không có làm giấy tờ. gia đình ông A có ở trên mảnh đất đã cho đó đến năm 1992 thì bỏ đi. Hiện nay vào 1/2011 con ông A về đòi lại 11m2 đất đó, nhưng trước đây ba tôi đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ) do ba tôi đứng tên. Bây giờ tự nhiên con ông A đòi lại, lúc ba tôi làm giấy thì bà ta không có đòi gì. Giờ ba ta nói đất đó là của cha bà, bằng chứng là ông nội tôi hứa cho, nhưng không làm giấy tờ, thêm vào đó bà ta nói có người làm chứng (ông cụ đã 90 tuổi). Ba tôi sử dụng có đóng thuế qua các năm, đã làm giấy tờ đầy đủ, hiện nay đang hòa giải ở UBND xã, phía UBND ép gia đình tôi phải chia cho con ông A 5m2 thôi, nhưng không có căn cứ nào cả, nay tôi muốn khởi kiện thì phải dựa vào cơ sở như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Cho mượn đất làm lối đi, đòi lại có được không? 13:40 | 25/08/2016

Nhà tôi nằm ở mặt đường, lúc chưa có giấy phép sử dụng đất thì nhà ở phía sau nhà tôi có hỏi để có con hẻm đi tới mặt đường lớn, nhưng khi nhà tôi được cấp sổ đỏ thì không để ý đến giờ mới thấy trong sổ không có con đường hẻm đó, giờ nhà tôi muốn rào lại con đường hẻm đó có được không? Ngôi nhà phía sau vẫn còn con đường khoảng 3 mét để đi nhưng đi vòng hơi xa để tới mặt đường lớn.

Hỏi đáp pháp luật Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai 13:40 | 25/08/2016

Tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi vụ việc sau: Ngày 29/01/2005 bà Bé có làm hợp đồng chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay cho chị Hậu (có sự làm chứng và chữ ký của anh Trung ở gần nhà bà Bé là anh trai chi Hậu). Trong hợp đồng có ghi rõ là: "hết tháng ba bà Bé có trách nhiệm làm xong thủ tục giấy tờ và sổ đỏ đất thì chị Hậu sẽ giao hết số tiền còn lại. Nếu hết tháng ba bà Bé không thực hiện được thì sẽ chịu mọi chi phí hao tổn."Chị Hậu đã giao cho bà Bé số tiền là: hai hai triệu.     Bà Bé đã đi làm các thủ tục chuyển nhượng nhưng không được vì lý do: Mảnh đất chuyển nhượng có một phần diện tích không có trong sổ đỏ.(là phần diện tích bà Bé khai hoang và sử dụng được hơn 20 năm). Nhiều lần vợ chồng chị Hậu đã giục bà Bé làm thủ tục sang tên nhưng không được. Chồng chị Hậu đã cùng bà Bé đi làm thủ tục nhưng cũng không thành.     Đến nay bà Bé có gọi chị Hậu để trả lại số tiền đã nhận và yêu cầu tính theo lãi suất ngân hàng. Chị Hậu không nhận lại tiền và yêu cầu bà Bé trao đất tương ưng với số tiền bà Bé đã nhận. Bà Bé cho rằng hợp đồng đã ký là vô hiệu và chỉ chấp nhận trả tiền.     Vậy nếu bây giờ chị Hậu khởi kiện thì có hiệu lực không? Nếu có thì tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn. Chúc luật sư mạnh khỏe và thành công!

Hỏi đáp pháp luật Tranh chấp đất đai thừa kế. 13:40 | 25/08/2016

Tôi xin trình bày vấn đề như sau:   Ông bà A sinh được 8 người con. Người con thứ 3 là giáo viên hiện đã nghỉ hưu. Năm 1994, bà H có 1 số vốn và mua 1 mảnh đất tại Long Xuyên, An Giang với diện tích 400m2. Tuy nhiên, vì chưa lập gia đình và ở cùng với bố mẹ đẻ nên bà H lấy tên bố mẹ đứng tên trong sổ đỏ của mảnh đất. Năm 1997, cả hai bố mẹ của bà H đều qua đời. Vì sổ đỏ đứng tên bố mẹ mà lại không có di chúc nên mảnh đất được đem ra chia đều cho 8 người con với diện tích 50m2/ 1 người theo quyền thừa kế. Sau khi phiên tòa xét xử quyền thừa kế kết thúc năm 1997, 3 trong số 8 người con đã làm giấy xác nhận "cho" lại người con thứ 3 mảnh đất mình được thừa kế từ bố mẹ (vì biết mảnh đất do người con thứ 3 bỏ tiền ra mua). Ba mảnh đất  với diện tích 150m2 sau khi cho đã có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sang nhượng tài sản. Trong giấy tờ sang nhượng có mục "tự nguyện sang nhượng, cho lại bà H  mảnh đất mag họ được thừa kế một cách tự nguyện; không tranh chấp về sau".  Sau khi được sang nhượng diện tích 150m2 đất và cùng với 50 m2 đất của mình được thừa kế, bà H đã đi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1999, hoàn tất hồ sơ và được cấp sổ đỏ đứng tên bà H do phó chủ tịch UBND huyện Long Xuyên ký. Năm 2000, mảnh đất đó được bán đi cho một hộ gia đình. Năm 2002, vì lý do đất lên giá nên cả 3 người con đồng thừa kế đã đòi lại mảnh đất đã cho và tranh chấp xảy ra. Tranh chấp được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện Long Xuyên và sau đó là tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tuy nhiên, dù đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng trong phiên tòa, bên bị đơn (người con thứ 3) lại buộc phải hoàn trả 3 mảnh đất đã được nhận??? và nhận được thông báo từ tòa án: "Bản án không được kháng án"???   Sau khi kết hôn với người chồng, bà (người con thứ 3) theo về nhà chồng và sống trên mảnh đất của người chồng (trước năm 2002).  Mảnh đất này được 1 người chú bên chồng cho và có làm giấy xác nhận sang nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tại UBND xã X. Tuy nhiên, sau phiên tòa xét xử năm 2002 thì TAND tỉnh An Giang lại tuyên bố sẽ cưỡng chế mảnh đất mà hai vợ chồng bà đang sinh sống nếu không hoàn lại số tiền đã bán 3 mảnh đất với tổng diện tích 150m2 mà bà H đã nhận được từ anh chị mình. Từ 2002 đến nay xảy ra 2 lần cưỡng chế thi hành án nhưng không thành. Đến nay, bản án tuyên năm 2002 gần được 10 năm và qua ngần ấy năm, bà H gửi đơn đến các cơ quan tòa án nhân dân cấp cao hơn nhưng không nhận được phản hồi.  Vậy mong các luật sư tư vấn giúp tôi: - Tại sao TAND tỉnh An Giang lại có quyết định kỳ lạ như vậy trong khi bà H có đầy đủ giấy tờ xác nhận đã được cho 150 m2 đất? - Sự cưỡng chế thi hành án trên mảnh đất của vợ chồng bà H hiện đang sống là có đúng hay không? - Bản án năm 2002 đến nay chưa hết thời hạn 10 năm, vậy có được kháng án hay không? Nếu có thì kháng án lên TAND cấp nào? - Nếu có thể mong luật sư hướng dẫn giúp trình tự kháng án như thế nào?

Thông báo
Bạn không có thông báo nào