Tranh chấp đất đai thừa kế.

Tôi xin trình bày vấn đề như sau:   Ông bà A sinh được 8 người con. Người con thứ 3 là giáo viên hiện đã nghỉ hưu. Năm 1994, bà H có 1 số vốn và mua 1 mảnh đất tại Long Xuyên, An Giang với diện tích 400m2. Tuy nhiên, vì chưa lập gia đình và ở cùng với bố mẹ đẻ nên bà H lấy tên bố mẹ đứng tên trong sổ đỏ của mảnh đất. Năm 1997, cả hai bố mẹ của bà H đều qua đời. Vì sổ đỏ đứng tên bố mẹ mà lại không có di chúc nên mảnh đất được đem ra chia đều cho 8 người con với diện tích 50m2/ 1 người theo quyền thừa kế. Sau khi phiên tòa xét xử quyền thừa kế kết thúc năm 1997, 3 trong số 8 người con đã làm giấy xác nhận "cho" lại người con thứ 3 mảnh đất mình được thừa kế từ bố mẹ (vì biết mảnh đất do người con thứ 3 bỏ tiền ra mua). Ba mảnh đất  với diện tích 150m2 sau khi cho đã có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc sang nhượng tài sản. Trong giấy tờ sang nhượng có mục "tự nguyện sang nhượng, cho lại bà H  mảnh đất mag họ được thừa kế một cách tự nguyện; không tranh chấp về sau".  Sau khi được sang nhượng diện tích 150m2 đất và cùng với 50 m2 đất của mình được thừa kế, bà H đã đi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1999, hoàn tất hồ sơ và được cấp sổ đỏ đứng tên bà H do phó chủ tịch UBND huyện Long Xuyên ký. Năm 2000, mảnh đất đó được bán đi cho một hộ gia đình. Năm 2002, vì lý do đất lên giá nên cả 3 người con đồng thừa kế đã đòi lại mảnh đất đã cho và tranh chấp xảy ra. Tranh chấp được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện Long Xuyên và sau đó là tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tuy nhiên, dù đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng trong phiên tòa, bên bị đơn (người con thứ 3) lại buộc phải hoàn trả 3 mảnh đất đã được nhận??? và nhận được thông báo từ tòa án: "Bản án không được kháng án"???   Sau khi kết hôn với người chồng, bà (người con thứ 3) theo về nhà chồng và sống trên mảnh đất của người chồng (trước năm 2002).  Mảnh đất này được 1 người chú bên chồng cho và có làm giấy xác nhận sang nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tại UBND xã X. Tuy nhiên, sau phiên tòa xét xử năm 2002 thì TAND tỉnh An Giang lại tuyên bố sẽ cưỡng chế mảnh đất mà hai vợ chồng bà đang sinh sống nếu không hoàn lại số tiền đã bán 3 mảnh đất với tổng diện tích 150m2 mà bà H đã nhận được từ anh chị mình. Từ 2002 đến nay xảy ra 2 lần cưỡng chế thi hành án nhưng không thành. Đến nay, bản án tuyên năm 2002 gần được 10 năm và qua ngần ấy năm, bà H gửi đơn đến các cơ quan tòa án nhân dân cấp cao hơn nhưng không nhận được phản hồi.  Vậy mong các luật sư tư vấn giúp tôi: - Tại sao TAND tỉnh An Giang lại có quyết định kỳ lạ như vậy trong khi bà H có đầy đủ giấy tờ xác nhận đã được cho 150 m2 đất? - Sự cưỡng chế thi hành án trên mảnh đất của vợ chồng bà H hiện đang sống là có đúng hay không? - Bản án năm 2002 đến nay chưa hết thời hạn 10 năm, vậy có được kháng án hay không? Nếu có thì kháng án lên TAND cấp nào? - Nếu có thể mong luật sư hướng dẫn giúp trình tự kháng án như thế nào?

 

Về nguyên tắc khi người nhận tặng cho bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời trong hợp đồng tặng cho không kèm theo điều kiện nào đối với người nhận tặng cho thì quyền lợi của người nhận tặng cho đó được pháp luật công nhận và bảo vệ từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với nội dung bạn nêu tòa án tuyên như vậy là không đúng pháp luật, tòa án cũng không có quyền tuyên không được kháng cáo nếu đó là bản án sơ thẩm, trường hợp là bản án phúc thẩm về nguyên tắc sẽ có hiệu lực ngay sau khi được tuyên án.

Rất tiếc cho bà H là đến giờ đã 10 năm kể từ ngày bản án được tuyên nên thời hạn để kháng cáo là không còn, chỉ có thể thực hiện theo thủ tục tái thẩm.

Về nguyên tắc nếu người có nghĩa vụ thi hành án có tài sản để thực hiện việc thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Thẩm quyền thi hành án thuộc cơ quan thi hành án không phải thẩm quyền của tòa án.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào