Tranh chấp đất đai thừa kế
1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình (1959, 1986, 2000, 2014) thì tài sàn vợ chồng chia đôi nên nhà đất của các cụ nhà bạn sẽ chia đôi, cụ ông được quyết định 1/2 giá trị, cụ bà được quyết định 1/2 giá trị.
2. Theo quy định của Pháp lệnh thửa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 đều quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Do vậy, trong khối tài sản là nhà đất nêu trên 1/2 giá trị là di sản của cụ ông để lại nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên ai đang quản lý nhà đất sẽ được quản lý 1/2 giá trị (phần của cụ bà), còn 1/2 giá trị còn lại mới là di sản của cụ bà và có thể yêu cầu tòa án phân chia theo pháp luật. Nếu đến 2018 mà gia đình vẫn chưa có ai khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế đối với di sản do cụ bà để lại thì hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Đến thời điểm này thì người nào đang quản lý di sản được tiếp tục quản lý toàn bộ di sản.
3. Di chúc bằng miệng chỉ có hiệu lực khi người có di sản sắp qua đời và nói ra nội dung trước mặt hai người làm chứng, sau đó người làm chứng đó đến UBND xã trình bày và được UBND xã lập thành văn bản, đóng dấu xác nhận thì mới có giá trị pháp lý. Việc cụ bà nói miệng nhưng sau đó không thể hiện bằng văn bản thì nội dung di chúc miệng đó không có giá trị pháp lý.
4. Nếu tranh chấp thừa kế được tòa án giải quyết thì tòa án sẽ trích một phần giá trị di sản để trả cho công sức của người có công duy tu, bảo quản tài sản..
5. Nếu nhà đất có tranh chấp mà chưa được giải quyết thì sẽ không ai được xây dựng, không được cấp GCN QSD đất cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật