Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay gia đình tôi bị gia đình bên cạnh lấn chiếm đất đai, tôi đã viết đơn đề nghị nhiều lần với chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện giải quyết nhưng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nghiêng về phía người lấn chiếm. Hiện nay tôi không đồng ý với cách giải quyết của các cấp có thẩm quyền (UBND xã, UBND huyện và phòng địa chính), vậy xin hỏi luật sư gia đình tôi phải làm gì để bảo vệ đất đai của gia đình?

Trong thư và các giấy tờ anh gửi cho chuyên mục chưa thể hiện rõ hiện nay quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào; phần đất anh cho rằng gia đình anh Long lấn chiếm của gia đình anh có nằm trong phần đất mà gia đình đã được cấp sổ đỏ (có giấy chứng nhận quyền sử dụng không… ). Vì vậy luật sư xin nêu các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và quyền khiếu nại của anh khi anh không đồng ý với giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định: Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải, nếu không tự thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên tham gia xác định hoà giải thành hoặc không thành… Nếu hoà giải thành thì biên bản được gửi lên phòng Tài nguyên và môi trường quyết định công nhận việc thay đổi giáp ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai thì các bên gửi đơn đến cơ quan hành chính giải quyết (chủ tịch UBND huyện… giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau. Nếu cấp huyện giải quyết mà các bên không đồng ý thì làm đơn đề nghị UBND tỉnh giải quyết. Quyết định của UBND tỉnh là quyết định cuối cùng). Nếu đất đai tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tranh chấp về quyền sử dụng đất...) thì gia đình giử đơn đến Toà án nhân dân huyện đề nghị giải quyết. Như vậy, anh phải xem lại những vấn đề mà luật sư đã nêu. Nếu phần đất tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuộc quyền của sử dụng của gia đình anh thì anh gửi đơn lên Toà án để giải quyết vụ kiện theo Luật Dân sự. Nếu phần tranh chấp đất trên chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiện nay cấp huyện giải quyết nhưng anh không đồng ý với quyết định đó thì anh có quyền đề nghị UBND tỉnh giải quyết.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào