Hướng giải quyết tranh chấp đất đai

Năm 1992 ông Nguyễn Văn A bán 9960m 2 đất thổ cư cho ông Trần Văn B (ông B đứng ra mua giùm cho em vợ là Huỳnh Văn C, việc mua bán chỉ thỏa thuận bằng miệng). Đến năm 1994 ông Huỳnh Văn C bán cho ông Phạm D. (Có giấy viết tay). Sau khi mua ông Phạm D cho con là Phạm E miếng đất nói trên (chỉ cho bằng miệng). Ông Phạm E đã ở từ đó cho đến nay gần 20 năm và thực hiện các nghĩa vụ công dân. Đến năm 2012 ông Phạm E xuống làm thủ tục sang tên thì được biết mảnh đất trên đã được cấp bìa đỏ cho ông Nguyễn Văn A từ năm 1994. Nay ông E làm đơn kiến nghị để được giải quyết. Tuy nhiên đất thì ông A vẫn để cho ông E ở bình thường nhưng ông E làm đơn và yêu cầu ông A xuống giải quyết thì ông A nói ông không liên quan đến ông E, mà thực tế ông chỉ có mua bán với ông B thôi, ngoài ra những người sau ông không biết. Vậy xin luật sư tư vấn hướng giải quyết vụ việc trên như thế nào?

Chào bạn!
       Tất cả các giao dịch trên đều không tuân thủ quy định của pháp luật (đặc biệt giao dịch giữa C-D và D-E vô hiệu cả về hình thức và chủ thể). Do vậy, nếu có tranh chấp thì nhiều khả năng Tòa án sẽ tuyên bổ tất cả các giao dịch đó đều vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật. 

        Có một số trường hợp, khi giao kết hợp đồng, hợp đồng đó không tuân thủ quy định pháp luật nhưng ý chí tham gia giao dịch là có thực và thực tế đã thực hiện giao dịch.... khi có tranh chấp, Tòa án vẫn có thể công nhận hợp đồng. Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại mục 2.3 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào