Công chức và viên chức khác nhau thế nào?
Công chức, viên chức đều là những vị trí việc làm liên quan đến Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Vậy, công chức và viên chức khác nhau thế nào? Công chức và viên chức khác nhau thế nào? Có thể phân biệt công chức và viên chức theo một số tiêu chí như sau: STT Tiêu chí Công chức Viên chức 1 Khái niệm Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật Viên chức 2010) 2 Nơi làm việc - Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà nước - Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. Đơn vị sự nghiệp công lập 3 Biên chế Trong biên chế Làm việc theo hợp đồng làm việc (khoản 2 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) 4 Hưởng lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 2 Luật Viên chức 2010) 5 Nguồn gốc Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng (Điều 2 Luật Viên chức 2010) Như vậy, có thể thấy mặc dù đều làm việc cho Nhà nước nhưng sự khác nhau cơ bản nhất của công chức và viên chức là công chức làm việc cho các cơ quan Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn viên chức làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị. Hợp đồng làm việc của viên chức có xác định thời hạn không? Theo Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc như sau: - Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010. - Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; + Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật Viên chức 2010; + Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, viên chức được tuyển dụng kể từ ngày 01/7/2020 sẽ là hợp đồng làm việc xác định thời hạn, viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, viên chức do cán bộ, công chức chuyển sang hoặc viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Khi nào công chức sẽ chuyển sang viên chức? Theo khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức như sau: - Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau: + Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức 2010; + Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác Đồng thời khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều động công chức như sau: - Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; + Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; + Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật. Như vậy, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và các yếu tố năng lực, trình độ chuyên môn và yêu cầu của vị trí viên chức, công chức có thể được điều động sang vị trí việc làm của viên chức.
Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Phân biệt sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Sử dụng hoá đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn có giống nhau không? Mức xử phạt cho các hành vi này được quy định như thế nào? Phân biệt sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn 7 hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp: Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp: (1) Hóa đơn, chứng từ giả; (2) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; (3) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; (4) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; (5) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; (6) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (7) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. 6 hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ: (1) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; (2) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; (3) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; (4) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; (5) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; (6) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ. Như vậy, sử dụng hoá đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn là 2 vi phạm khác nhau, cụ thể các hành vi theo quy định trên. Trong đó, có thể hiểu sử dụng hoá đơn không hợp pháp là về bản chất hoá đơn được sử dụng là không hợp pháp, còn sử dụng không hợp pháp hóa đơn là về bản chất hoá đơn được sử dụng vẫn hợp pháp nhưng được sử dụng sai quy định. Mức xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn Theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sau đây sẽ có mức phạt khác: + Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định. + Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng. Đồng thời, khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Như vậy, tổ chức có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 - 50 triệu đồng, cá nhân thì có thể bị xử phạt từ 10 - 25 triệu đồng (trừ hai hành vi tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Phân biệt Bộ, Sở, Phòng, vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng?
Tại sao nước ta có Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhưng chưa bao giờ nghe đến Sở Quốc phòng và Sở Công an? (1) Phân biệt Bộ, Sở và Phòng Bộ, cơ quan ngang bộ Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Theo đó, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Sở Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP, Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Phòng Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 37/2014/NĐ-CP, Phòng và cơ quan ngang phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đây là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Như vậy, ta có thể hiểu, Bộ là cơ quan lớn nhất chuyên trách, quản lý một hoặc một ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi toàn quốc, sau đó đến Sở và cuối cùng là Phòng. (2) Vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng? Theo logic thông thường, trong tổ chức các cơ quan nhà nước, cứ có Bộ thì sẽ có Sở. Ví dụ: Bộ Y tế thì sẽ có Sở Y tế ở tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ có Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương thì sẽ có Sở Công Thương,.. Tuy nhiên, tại sao trước giờ chúng ta chỉ nghe đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chứ chưa nghe đến Sở Công an, Sở Quốc phòng? Nguyên nhân không có Sở Quốc phòng là vì ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở địa phương gọi là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Theo đó, các cơ quan này có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng cấp và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao như: Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng; Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh uỷ/Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh/thành phố. Về phần lực lượng công an, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ có một cơ quan gọi là Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân. Cơ quan này có trách nhiệm mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh (hoặc Thành ủy, UBND thành phố trực thuộc trung ương) về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Có thể thấy, vị trí và chức năng của cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự và cơ quan Công an tỉnh, thành phố cũng bao gồm việc tham mưu và thực hiện theo chỉ đạo của Đảng, và Bộ tương tự các vị trí và chức năng của Sở. Tuy nhiên cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an tỉnh, thành phố còn có một số nhiệm vụ, chức năng đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và quốc gia, quốc phòng. Vì lẽ đó, đây chính là lý do mà Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an sẽ không có Sở, Phòng mà chỉ có Bộ chỉ huy quân sự và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà thôi. Trên đây là cách phân biệt giữa Bộ, Sở, Phòng và giải đáp cho thắc mắc “Vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng?”. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về việc tổ chức cơ quan Chính phủ ở nước ta.
Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024
Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái là việc cán bộ chuyển đổi vị trí công việc. Vậy, những việc này có gì khác nhau? Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ thế nào? Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024 Theo Luật cán bộ, công chức 2008, luân chuyển, điều động, biệt phái là 3 hình thức khác nhau. Cụ thể phân biệt 3 hình thức này như sau: STT Tiêu chí phân biệt Luân chuyển Điều động Biệt phái 1 Khái niệm Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. CCPL: khoản 11 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 Cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. CCPL: khoản 13 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 Công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ CCPL: khoản 12 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 2 Đối tượng áp dụng Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý Cán bộ, công chức Công chức, viên chức 3 Căn cứ áp dụng - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. CCPL: Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức CCPL: Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 50 Luật cán bộ, công chức 2008 - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ. - Viên chức: Yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010 4 Thẩm quyền quyết định Theo phân cấp cấp quản lý của Đảng và của pháp luật CCPL: Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. CCPL: Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức. - Viên chức: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 5 Thời hạn Không có quy định Không có quy định Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. CCPL: Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010 6 Khả năng về lại vị trí công tác cũ Không có quy định Không có quy định - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. - Viên chức: Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. CCPL: Khoản 5 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010 7 Đối tượng không áp dụng Không có quy định Không có quy định - Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. - Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử CCPL: Khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức 2010 Như vậy, luân chuyển sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, điều động sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức và biệt phái sẽ áp dụng đối với công chức, viên chức. Nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ là gì? Theo Điều 1 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị quy định về quan điểm, nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ: - Công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức Đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. - Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ giữa luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ. Cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển. - Giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài. - Không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định. - Có cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển và chính sách, chế độ phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, khi luân chuyển cán bộ cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định trên.
Bảo đảm dự thầu là gì? Phân biệt giữa bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu
Trong lĩnh vực đấu thầu, các thuật ngữ bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu thường xuyên xuất hiện và gây nhầm lẫn cho nhiều người. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về bảo đảm dự thầu là gì? Phân biệt bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu. Bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu là hai biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mời thầu, đảm bảo các nhà thầu tham gia đấu thầu có trách nhiệm và cam kết thực hiện đúng những gì đã đề xuất. (1) Bảo đảm dự thầu Theo Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định về bảo đảm dự thầu như sau: Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: + Đặt cọc. + Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. + Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm. - Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; + Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai. - Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau: + Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng. + Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. + Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư. -Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày theo khoản 5 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023. - Gia hạn thời gian có hiệu lực: + Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo khoản 6 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 + Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn. (2) Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh dự thầu là một hình thức cụ thể của bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 Trong đó, một bên thứ ba (thường là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) đứng ra bảo lãnh cho nhà thầu. Nếu nhà thầu vi phạm các điều kiện của hồ sơ mời thầu, bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho bên mời thầu một khoản tiền nhất định theo cam kết trong thư bảo lãnh. - Lợi ích của bảo lãnh dự thầu: + Giúp cho khách hàng có đủ điều kiện để tham gia vào một giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính là bắt buộc. + Bảo lãnh dự thầu từ một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có uy tín giúp tăng độ tin cậy của khách hàng với đối tác của mình qua đó làm cho triển vọng thành công của giao dịch đấu thầu trở nên chắc chắn hơn. Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập theo Mẫu số 04A, ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT Xem và tải mẫu Thư bảo lãnh dự thầu:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/MAU%20SO%2004A_CHUONG_IV-MAU%20SO%2001-TT-%2015-2022-TT-BKHDT.doc Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm dự thầu nên thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày theo khoản 5 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 (3) Phân biệt bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu - Điểm giống nhau: + Mục đích chung: Cả hai đều nhằm đảm bảo tính nghiêm túc và trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình tham gia đấu thầu. + Hình thức bảo đảm: Bảo lãnh dự thầu là một hình thức của bảo đảm dự thầu. - Điểm khác nhau: + Chủ thể thực hiện: Bảo đảm dự thầu có thể do nhà thầu tự thực hiện bằng cách đặt cọc tiền mặt, trong khi bảo lãnh dự thầu phải có sự tham gia của một bên thứ ba. + Hình thức: Bảo đảm dự thầu có thể dưới dạng đặt cọc, thư bảo lãnh ngân hàng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi bảo lãnh dự thầu cụ thể là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. + Rủi ro tài chính: Với bảo lãnh dự thầu, rủi ro tài chính của bên mời thầu được giảm thiểu hơn so với bảo đảm dự thầu vì trách nhiệm thanh toán được chuyển sang bên thứ ba (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính). Tóm lại, cả hai biện pháp này đều giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Tuy nhiên, sự khác biệt về chủ thể và hình thức bảo đảm cần được nắm rõ để áp dụng đúng theo quy định của pháp luật.
Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?
Hiện nay, Việt Nam phát hành nhiều loại hộ chiếu dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau. “Hồ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?” trở thành câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hộ chiếu (passport) là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với công dân khi ra nước ngoài. Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân năm 2019 quy định như sau: Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. (1) Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu Việt Nam gồm những loại sau đây: - Hộ chiếu ngoại giao - Hộ chiếu công vụ - Hộ chiếu phổ thông Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn theo khoản 2 Điều 6. Ngoài ra, giấy thông thành và giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được sử dụng như giấy tờ xuất nhập cảnh Như vậy, ở Việt Nam có 03 loại hộ chiếu được sử dụng bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Xem thêm bài viết: Làm hộ chiếu ở đâu? Mức phí làm hộ chiếu năm 2024 là bao nhiêu? (2) Cách phân biệt các loại hộ chiếu? Các loại hộ chiếu Việt Nam bao gồm hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng. Dưới đây là bảng phân biệt các loại hộ chiếu trên: Hộ chiếu phổ thông Hộ chiếu công vụ Hộ chiếu ngoại giao Căn cứ pháp lý Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Thông tư 73/2021/TT-BCA Đối tượng sử dụng Công dân Việt Nam trừ các trường hợp được quy định tại Điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Thời hạn Theo khoản 2 Điều 7 quy định bao gồm: + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. + Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 quy định hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Hình dáng, màu sắc Trang bìa màu xanh tím theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Trang bìa màu xanh lá cây đậm khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Trang bìa màu nâu đỏ khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Xem và tải bảng phân biệt các loại hộ chiếu:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/phan-biet-cac-loai-ho-chieu.docx (3) Hộ chiếu phổ thông rút gọn được cấp cho ai? Căn cứ theo Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, có 04 trường hợp mà công dân được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn, bao gồm: - Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay. - Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu. - Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân. - Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh. Như vậy, có 04 trường hợp được cấp hộ chiếu phổ thông rút gọn. Hồ sơ, trình tự cấp được quy định tại Điều 18 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 Tóm lại, hộ chiếu Việt Nam gồm 03 loại bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng cho các đối tượng khác nhau. Xem thêm bài viết: Cầm cố hộ chiếu (passport) có bị xử phạt không?
Thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hai loại thẻ phổ biến mà người dùng thường sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng? Trong thời đại số hóa, việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) đều là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc chi tiêu và quản lý tài chính. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau mà người sử dụng cần nắm rõ để sử dụng hiệu quả. (1) Thẻ ghi nợ là gì? Có bao nhiêu loại thẻ ghi nợ? Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN. Hiện nay có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. -Thẻ ghi nợ nội địa sử dụng để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ ở phạm vi trong nước. -Thẻ ghi nợ quốc tế sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu. (2) Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng? - Giống nhau: + Cả hai đều là thẻ thanh toán được ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành để sử dụng thay thế tiền mặt trong các giao dịch mua sắm, thanh toán. + Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi, đều có thể thực hiện để rút tiền, thanh toán trực tuyến. - Khác nhau: Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Khái niệm Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. Cấu tạo thẻ Mặt trước có chữ “DEBIT” - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ - Số thẻ, tên chủ thẻ - Thời gian hiệu lực thẻ Mặt sau có dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn. Mặt trước có chữ “CREDIT” - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ - Số thẻ, tên chủ thẻ - Thời gian hiệu lực thẻ - Chip điện tử Mặt sau có dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ. Nguồn tiền Thẻ ghi nợ sử dụng tiền có sẵn trong tài khoản. Thẻ tín dụng sử dụng tiền vay từ ngân hàng. Mức chi tiêu Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản. Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Lãi suất Thẻ ghi nợ không tính lãi suất. Thẻ tín dụng sẽ tính lãi suất nếu bạn không thanh toán đầy đủ số tiền đã chi tiêu trong thời gian quy định. Điều kiện làm thẻ Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu và giấy chứng minh thu nhập (Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động). Phí sử dụng -Phí rút tiền -Phí chuyển khoản -Phí thường niên -Phí rút tiền mặt -Phí thường niên -Nộp thêm tiền lãi nếu thanh toán dư nợ chậm. Điểm tín dụng Thẻ ghi nợ không ảnh hưởng đến điểm tín dụng vì nó không liên quan đến việc vay mượn. Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách và thanh toán đầy đủ sẽ cải thiện điểm tín dụng, ngược lại, việc chậm thanh toán hoặc chi tiêu vượt hạn mức có thể làm giảm điểm tín dụng Lợi ích -Dễ dàng quản lý chi tiêu vì chỉ chi tiêu số tiền có sẵn trong tài khoản, không lo nợ nần, ít phí phát sinh. -Quy trình thủ tục làm thẻ nhanh chóng, đơn giản. -Phí sử dụng thẻ thấp. -Có thể chi tiêu trước trả sau. -Hưởng nhiều ưu đãi và chương trình tích điểm, cải thiện điểm tín dụng nếu sử dụng đúng cách. Hạn chế -Không thể chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản -Không có chương trình tích điểm hay khuyến mãi hấp dẫn. -Dễ rơi vào tình trạng nợ nần nếu không quản lý tốt chi tiêu -Phí và lãi suất cao. -Thẻ tín dụng không thể chuyển khoản Xem và tải bảng phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/12/phan-biet-the-ghi-no-va-the-tin-dung.docx (3) Không trả nợ thẻ tín dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị phạt tiền lãi trả chậm và trong trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chiếm đoạt tài sản. Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 - dưới 50 triệu đồng đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; + Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm: + Có tổ chức. + Có tính chất chuyên nghiệp. + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - 200 triệu đồng. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. + Dùng thủ đoạn xảo quyệt. + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Tái phạm nguy hiểm. Mức phạt tù cao nhất cho phạm tội chiếm đoạt tài sản là 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tóm lại, trên đây là điểm giống và khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, cả đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bên cạnh đó, trong trường hợp không trả nợ thẻ tín dụng nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo?
Trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án hình sự, các thuật ngữ như nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt và giống nhau giữa các thuật ngữ này. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo Các thuật ngữ nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo đều liên quan đến quá trình tố tụng hình sự nhưng được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình này. Hiểu rõ các thuật ngữ này giúp mọi người nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng. (1) Phân biệt nghi can, nghi phạm Nghi can và nghi phạm là hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng rộng rãi thế nhưng trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) lại không đề cập đến hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nghi can và nghi phạm như sau: - Nghi can: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến vụ án, chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bị bắt để điều tra. Ví dụ: Chị X và anh Y bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến một vụ giết người cướp của và được cơ quan điều tra mời đến cơ quan để làm việc thì lúc này chị X và anh Y mới chỉ được xem là nghi can của vụ án giết người cướp của - Nghi phạm: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ chứng cứ chứng minh và đã có lệnh bị bắt để điều tra. Ví dụ: Trong vụ giết người cướp của, cơ quan phát hiện anh Y có dấu hiệu của hành vi giết người nên đã bắt giữ anh Y để điều tra thì lúc này anh Y được xem là nghi phạm. Theo Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định về suy đoán vô tội như sau: - Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì nghi can và nghi phạm bị cơ quan điều tra nghi ngờ, nghi vấn liên quan đến vụ án chứ không phải khẳng định là hung thủ hay tội phạm thật sự. (2) Phân biệt bị can và bị cáo - Giống nhau: + Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong BLTTHS + Đều có quyền và nghĩa vụ và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng. - Khác nhau: Bị can Bị cáo Căn cứ pháp lý BLTTHS năm 2015 Khái niệm Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015 Đặc điểm Người hoặc pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố thì gọi là bị can Người hoặc pháp nhân bị đưa ra xét xử thì gọi là bị cáo. Giai đoạn tham gia tố tụng Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố Giai đoạn xét xử Quyền Theo khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2019/T-BCA quy định như sau: +Được biết lý do mình bị khởi tố. +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 3 +Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015 +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật. +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa. +Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015 +Tham gia phiên tòa; +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa. +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa. +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; +Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa. +Nói lời sau cùng trước khi nghị án. +Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. +Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. +Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ Theo khoản 3 Điều 60 BLTTHS năm 2015 được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định như sau: +Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. +Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo khoản 3 Điều 61 BLTTHS năm 2015 +Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. +Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. Ví dụ Sau khi có đủ chứng cứ, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố anh Y vì tội giết người cướp của thì lúc này anh Y là bị can Sau quá trình điều tra và truy tố, anh Y được đưa ra tòa xét xử với tội danh giết người cướp của, trở thành bị cáo trong phiên tòa. Xem và tải bảng phân biệt bị can và bị cáo tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/bang-phan-biet-bi-cao-bi-can.docx Tóm lại, trên đây là các điểm khác nhau giữa nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng thì có những tên gọi khác nhau đối với những người bị buộc tội và sẽ tương ứng với những quyền và nghĩa vụ khác nhau
Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không?
Làm thế nào để phân biệt ân xá, đặc xá và đại xá? Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ? Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của ân xá, tuy nhiên có thể hiểu ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với hai hình thức là đại xá và đặc xá. Theo đó, đặc xá và đại xá được phân biệt như sau: Tiêu chí phân biệt Đại xá Đặc xá Khái niệm Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) Bản chất Là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa. Là việc miễn chấp hành hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định. Thẩm quyền quyết định Quốc hội (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013) Chủ tịch nước (Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2023) Đối tượng Người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). Phạm vi áp dụng Chỉ loại trừ đối với một số tội phạm nguy hiểm mà nếu đại xá sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Áp dụng cho người phạm tội cụ thể theo tình hình thực tiễn. Phải đáp ứng một số điều kiện mới được đề nghị đặc xá Điều kiện Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, diễn biến tội phạm Đáp ứng quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 Cơ sở ra quyết định Thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. Người đề nghị đặc xá phải đáp ứng được điều kiện quy định và có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. Hậu quả pháp lý Người phạm tội đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự - Nếu đã bị tuyên hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích - Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Như vậy, ân xá là đặc ân của nhà nước nhằm thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Ân xá được thể hiện qua hai hình thức là đặc xá và đại xá. Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Như đã phân tích tại phần trên. Đặc xá là việc tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Để được đặc xá, người phạm nhân cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá là hai hình thức khác nhau. Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Đồng thời, theo Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Như vậy, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là hai hình thức khác nhau. Mặc dù kết quả là các đối tượng đều sẽ được tha tù trước thời hạn nhưng đối tượng của đặc xá là người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án, còn đối tượng của tha tù trước thời hạn có điều kiện là người đang chấp hành án phạt tù. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ?
Cổ phiếu và trái phiếu là gì? Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu đều là các phương thức để doanh nghiệp thực hiện hoạt động huy động vốn. Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu sẽ có những điểm gì khác nhau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu Điểm giống nhau - Phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp - Cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán (theo Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Điểm khác nhau STT Tiêu chí phân biệt Cổ phiếu Trái phiếu 1 Khái niệm Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) 2 Bản chất Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. 3 Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần (Theo Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 ) - Công ty TNHH MTV - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Công ty Cổ phần (Theo Khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Tư cách chủ sở hữu - Cổ đông của công ty cổ phần - Thành viên của công ty TNHH Không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. 5 Quyền chủ sở hữu - Trở thành cổ đông công ty - Được chia cổ tức (lợi nhuận của công ty) - Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty - Có các quyền lợi khác nhau tùy theo loại cổ phần đang sở hữu (Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. - Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. - Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định. - Được yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) Nghĩa vụ chủ sở hữu - Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. - Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. - Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. - Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật - Nghĩa vụ khác theo quy định Điều lệ công ty. (Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) 6 Thời hạn Không có thời hạn xác định Được ghi trong trái phiếu 7 Hệ quả Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và cũng có thể hiểu là các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu được quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm: - Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán. - Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. - Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; Kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán. - Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận. - Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. - Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán. - Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của pháp luật. Như vậy, trái phiếu và cổ phiếu tuy cùng là chứng khoán, là công cụ để huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Tuỳ theo loại hình công ty và nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn. Việc phát hành, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu phải tuân theo quy định và không được trái với các điều cấm của luật.
Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai hình thức xử phạt trên. Vậy nên hãy cùng phân biệt chúng. Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? (1) Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe Tiêu chí Tạm giữ Giấy phép lái xe Tước Giấy phép lái xe Bản chất Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định: Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước GPLX là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Trường hợp áp dụng Tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây: - Giấy phép lái xe. - Giấy phép lưu hành phương tiện. - Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Thời hạn Căn cứ theo Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe như sau: - Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Căn cứ theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tước GPLX như sau: - Từ 01 đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. - Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng. Lưu ý: - Thông thường, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt. - Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. - Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước Giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hậu quả Căn cứ theo Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020: Việc tạm giữ Giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông. Để dễ hiểu, có thể phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe như sau: - Tạm giữ Giấy phép lái xe thường sẽ là hình thức để “làm tin” trong trường hợp chỉ phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt. Sau khi nộp phạt mới được lấy Giấy phép lái xe. Và trong thời gian tạm giữ người vi phạm vẫn được lái xe bình thường và có thể xuất trình biên bản xử phạt thay cho Giấy phép lái xe trong thời gian này. - Tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ đó có thể thấy, việc tước Giấy phép lái xe thường thường sẽ được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức xử phạt này là trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không. (2) Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Đầu tiên, để làm rõ thì tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau: - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép. Như vậy, khi bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm sẽ bị xử phạt như không có giấy phép được quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Như vậy, người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe mà vẫn tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng mức phạt như không có giấy phép với mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng. (3) Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người chủ phương tiện giao cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng phương tiện thì sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);" Như vậy, việc giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe có thể phải chịu mức phạt từ 04 đến 06 triệu đồng đối với cá nhân và từ 08 đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. Để tổng kết lại, tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là hai hình thức xử phạt hoàn toàn khác nhau. Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi người bị tước Giấy phép lái xe thì không được. Trường hợp người bị tước Giấy phép lái xe vẫn tham gia giao thông hoặc chủ xe giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú giống và khác gì nhau?
Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như khu vực địa lý hành chính. Để dễ dàng xác định nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú để làm thủ tục hành chính thì người dân cần phải phân biệt được nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú như sau: 1. Điểm giống nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Thuật ngữ cư trú chỉ ra rằng đây là nơi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, nơi cư trú được chia thành 2 loại gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. 2. Điểm khác nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Căn cứ Nơi thường trú Nơi tạm trú Khái niệm Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020) là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Bản chất Chủ yếu ở thường xuyên, lâu dài đa phần là nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. Chủ yếu sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn. Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn tối đa 2 năm và có thể gia hạn thêm Nơi đăng ký cư trú - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều kiện đăng ký - Có chỗ ở hợp pháp; - Nhập hộ khẩu về nhà người thân - Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ - Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội - Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động - Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú - Sinh sống từ 30 ngày trở lên. Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp. Ở và làm việc trên 30 ngày. Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Mục phạt vi phạm Phạt 500.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng (khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Phân biệt tội phạm vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy
Tội vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy là một trong những tội nặng trong luật hình sự. Hành vi và cách thức vi phạm khá tương đồng với nhau, điều này làm cho nhiều người dễ nhầm lẫn. Để nhận biết các đặc điểm, hành vi cấu thành tội phạm 2 tội này, mức phạt ra sao? Thì bài viết sau đây sẽ phân biệt tội phạm vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy. STT Tiêu chí Vận chuyển trái phép chất ma túy Tàng trữ trái phép chất ma túy 1 Khái niệm Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch chất ma túy từ nơi này đến nơi khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào (Tàu, xe, máy bay, ô tô,...) Qua đó, mục đích cuối cùng của vận chuyển là phân phối, mua bán ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà, trong khu vực ở, chôn dưới đất, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người… Tuy nhiên, hành vi này không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. 2 Cơ sở pháp lý - Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) - Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP - Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) - Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP 3 Mặt khách quan Đây là hành vi dịch chuyển chất ma túy một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào. Việc thực hiện này thường diễn ra trên các tuyến đường khác nhau và hình thức vận chuyển khác nhau mà không nhằm mục đích tàng trữ hay sản xuất chất ma túy. Là hành vi cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ đâu mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. 4 Mặt chủ quan Thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội có nhận thức rõ ràng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc. Thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội biết rõ hành vi cất giấu, tàng trữ trái phép chất ma túy trong nhà, trong người nhằm mục đích sử dụng, phân ,phối cho những người khác và nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn thực hiện. 5 Khách thể Xâm phạm đến chế độ của Nhà nước về quản lý chất ma túy và phòng chống ma túy . Theo đó, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc quản lý, vận chuyển ma túy. Xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ chất ma tuý. Theo đó, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc quản lý, cất giữ chất ma túy. 6 Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng 7 Hình phạt Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó: - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 01 - 05 năm; - Mức phạt tù cao nhất: Từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân. Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó: - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 02 - 07 năm; - Mức phạt tù cao nhất: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Phân biệt Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau: Tiêu chí Tội Giết người Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật 2017 Mục đích của hành vi phạm tội Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Xác định mức độ, cường độ tấn công Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn. Vị trí tác động trên cơ thể Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,.. Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v... Yếu tố lỗi Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. Khung hình phạt Mức phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Mức phạt từ 07-20 năm tù, cao nhất có thể bị tù chung thân - Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. -Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người. Theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về: (1) Tội giết người Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: - Giết 02 người trở lên; - Giết người dưới 16 tuổi; - Giết phụ nữ mà biết là có thai; - Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; - Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; - Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; - Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; - Thực hiện tội phạm một cách man rợ; - Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; - Thuê giết người hoặc giết người thuê; - Có tính chất côn đồ; - Có tổ chức; - Tái phạm nguy hiểm; Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định trên, thì bị phạt tù từ 07-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm. (2) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Phạm tội làm chết người thì bị phạt tù từ 07-14 năm, cao nhất có thể tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản là 03 tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhằm giúp cho bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa 03 tội này, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Các tiêu chí phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tiêu chí Trộm cắp tài sản Cướp tài sản Cướp giật tài sản Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 168 BLHS 2015 Điều 171 BLHS 2015 Hành vi Hành vi được thực hiện lén lút,kín đáo, che giấu nạn nhân và những người xung quanh Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang sau đó nhanh chóng tẩu thoát. (Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.) Tính chất Chỉ nhắm vào tài sản, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân Nhắm vào tài sản, nhưng xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên Hoặc dưới 2 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Không có giá trị tối thiểu Không có giá trị tối thiểu Khung hình phạt Từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù Từ 3 năm tù đến chung thân Từ 1 năm tù đến chung thân Tải bảng tiêu chí https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/27/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t.docx Tội trộm cắp tài sản Căn cứ tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội trộm cắp tài sản lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội cướp tài sản Căn cứ tại Điều 168 BLHS 2015 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội cướp tài sản lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội cướp giật tài sản Căn cứ tại Điều 171 BLHS 2015 quy định người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Khung hình phạt cao nhất cho Tội cướp giật tài sản lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng. Trường hợp người phạm hành hung chỉ nhằm tẩu thoát thì phạm tội cướp giật tài sản hay cướp tài sản? Tội cướp giật tài sản trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, cụ thể cần phân biệt: - Nếu người phạm tội có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát, thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng: Hành hung để tẩu thoát. - Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị nạn nhân hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Như vậy, đối với trường hợp người cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.
Phân biệt công ty kinh doanh DV MG BĐS và Sàn giao dịch BĐS?
Xin chào ad ạ. Công ty em là công ty TNHH DV MG BĐS, đã thành lập doanh nghiệp đkkd đầy đủ. Tuy nhiên thì em thắc mắc công ty em là công ty MG DV BĐS có tiến hành giao dịch mua bán bđs từ hoạt động ký gửi, mua bán. Cũng được gọi là sàn giao dịch mua bán cho khách lẻ. Vậy thì công ty em có cần nộp hồ sơ lên Sở xây dựng để được cấp phép hoạt động sàn giao dịch như các sàn giao dịch lớn khác như Sun Land, Cen Land hay không? Hay công ty kinh doanh dv môi giới bđs chỉ cần đkkd là xong ạ.
Phân biệt Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn đều là những tội phạm về chức vụ nằm trong chương XXIII của Bộ luật hình sự 2015. Cả hai tội đều do những chủ thể đặc biệt có chức vụ, quyền hạn thực hiện xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hai tội này có về cơ bản có nhiều nét tương đồng tuy nhiên chúng là khác nhau và sẽ được nêu cụ thể tại bảng phân biệt dưới đây. Phân biệt Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn - Minh họa Lợi dụng chức vụ, quyền hạn Lạm dụng chức vụ, quyền hạn Cơ sở pháp lý Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP Khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP Khoản 1 Điều 355 Bộ luật hình sự 2015 Khái niệm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện. Khách thể Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Chủ thể Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 Bộ luật hình sự 2015 Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 Mặt khách quan Hành vi khách quan của tội này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái, không làm, làm không đúng theo công vụ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm Hành vi khách quan của tội này là hành vi vượt quá quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Hậu quả : chủ thể phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội này, tuy nhiên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Động cơ vụ lợi có thể hiểu là mong muốn lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất như để nể nang, củng cố uy tín, địa vị cá nhân Lỗi cố ý trực tiếp Động cơ vụ lợi, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Ví dụ Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đây có thể thấy giữa hai tội này có những điểm khác biệt cơ bản, nếu như Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là làm trái với chức vụ quyền hạn của mình thì Tội lạm dụng chức vụ quyền, quyền hạn là vẫn thực hiện theo chức vụ quyền hạn của mình nhưng có hành vi vượt quá chức vụ quyền hạn.
Miễn nhiệm, từ chức, thôi chức khác nhau như thế nào?
Mới đây, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, thay thế cho Quy định 260-QĐ/TW năm 2009. Đáng chú ý trong quy định mới là việc bỏ đi khái niệm “Thôi giữ chức vụ” (còn gọi là thôi chức). Vậy “miễn nhiệm”, “từ chức” và “thôi chức” khác nhau như thế nào? Miễn nhiệm, từ chức và thôi chức - Minh họa Mời bạn đọc theo dõi qua bảng sau đây: Thôi chức Miễn nhiệm Từ chức Ghi chú Định nghĩa “Thôi giữ chức vụ'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. “Miễn nhiệm” là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức “Từ chức” là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. - Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan, tức là do cấp trên quyết định vì một lý do nào đó liên quan tới công vụ hoặc sức khỏe. - Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên. - Từ chức là việc cán bộ tự nguyện làm. Căn cứ xem xét - Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. - Theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. - Cán bộ không đủ sức khoẻ để tiếp tục lãnh đạo, quản lý: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng không phục hồi được sức khoẻ. - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Vì lý do chính đáng khác của cá nhân. Khi cán bộ bị tín nhiệm quá thấp thì cấp có thẩm quyền sẽ chủ động tiến hành thủ tục miễn nhiệm. Còn nếu mức độ tín nhiệm mới chỉ quá bán thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí của người cán bộ ấy, có xin từ chức hay không Ngoài ra, theo Quy định 41 mới ban hành, việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau: 1. Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. 2. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức. 3. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Phân biệt tội loạn luân và tình tiết có tính chất loạn luân?
Dạ em có bài phân biệt ở trên lớp ạ. Mong các cao nhân luật mở mang đầu óc cho em về phân biệt hai cái: "Tội loạn luân" và "Có tính chất loạn luân" trong Bộ luật Hình sự 2015 với ạ. Em cảm ơn.
Công chức và viên chức khác nhau thế nào?
Công chức, viên chức đều là những vị trí việc làm liên quan đến Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Vậy, công chức và viên chức khác nhau thế nào? Công chức và viên chức khác nhau thế nào? Có thể phân biệt công chức và viên chức theo một số tiêu chí như sau: STT Tiêu chí Công chức Viên chức 1 Khái niệm Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật Viên chức 2010) 2 Nơi làm việc - Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà nước - Tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. Đơn vị sự nghiệp công lập 3 Biên chế Trong biên chế Làm việc theo hợp đồng làm việc (khoản 2 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) 4 Hưởng lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 2 Luật Viên chức 2010) 5 Nguồn gốc Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng (Điều 2 Luật Viên chức 2010) Như vậy, có thể thấy mặc dù đều làm việc cho Nhà nước nhưng sự khác nhau cơ bản nhất của công chức và viên chức là công chức làm việc cho các cơ quan Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn viên chức làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị. Hợp đồng làm việc của viên chức có xác định thời hạn không? Theo Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc như sau: - Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010. - Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; + Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật Viên chức 2010; + Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy, viên chức được tuyển dụng kể từ ngày 01/7/2020 sẽ là hợp đồng làm việc xác định thời hạn, viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020, viên chức do cán bộ, công chức chuyển sang hoặc viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Khi nào công chức sẽ chuyển sang viên chức? Theo khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức như sau: - Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau: + Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức 2010; + Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác Đồng thời khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều động công chức như sau: - Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; + Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; + Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật. Như vậy, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và các yếu tố năng lực, trình độ chuyên môn và yêu cầu của vị trí viên chức, công chức có thể được điều động sang vị trí việc làm của viên chức.
Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Phân biệt sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Sử dụng hoá đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn có giống nhau không? Mức xử phạt cho các hành vi này được quy định như thế nào? Phân biệt sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn 7 hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp: Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp: (1) Hóa đơn, chứng từ giả; (2) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; (3) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; (4) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; (5) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; (6) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (7) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. 6 hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn: Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ: (1) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; (2) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; (3) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; (4) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; (5) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; (6) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ. Như vậy, sử dụng hoá đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn là 2 vi phạm khác nhau, cụ thể các hành vi theo quy định trên. Trong đó, có thể hiểu sử dụng hoá đơn không hợp pháp là về bản chất hoá đơn được sử dụng là không hợp pháp, còn sử dụng không hợp pháp hóa đơn là về bản chất hoá đơn được sử dụng vẫn hợp pháp nhưng được sử dụng sai quy định. Mức xử phạt hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn Theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sau đây sẽ có mức phạt khác: + Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định. + Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng. Đồng thời, khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định trên này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân. Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Như vậy, tổ chức có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 - 50 triệu đồng, cá nhân thì có thể bị xử phạt từ 10 - 25 triệu đồng (trừ hai hành vi tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Phân biệt Bộ, Sở, Phòng, vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng?
Tại sao nước ta có Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhưng chưa bao giờ nghe đến Sở Quốc phòng và Sở Công an? (1) Phân biệt Bộ, Sở và Phòng Bộ, cơ quan ngang bộ Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Theo đó, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Sở Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP, Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Phòng Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 37/2014/NĐ-CP, Phòng và cơ quan ngang phòng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đây là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Như vậy, ta có thể hiểu, Bộ là cơ quan lớn nhất chuyên trách, quản lý một hoặc một ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi toàn quốc, sau đó đến Sở và cuối cùng là Phòng. (2) Vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng? Theo logic thông thường, trong tổ chức các cơ quan nhà nước, cứ có Bộ thì sẽ có Sở. Ví dụ: Bộ Y tế thì sẽ có Sở Y tế ở tỉnh, thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ có Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương thì sẽ có Sở Công Thương,.. Tuy nhiên, tại sao trước giờ chúng ta chỉ nghe đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chứ chưa nghe đến Sở Công an, Sở Quốc phòng? Nguyên nhân không có Sở Quốc phòng là vì ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở địa phương gọi là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Theo đó, các cơ quan này có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng cấp và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao như: Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng; Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh uỷ/Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh/thành phố. Về phần lực lượng công an, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ có một cơ quan gọi là Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân. Cơ quan này có trách nhiệm mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh (hoặc Thành ủy, UBND thành phố trực thuộc trung ương) về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Có thể thấy, vị trí và chức năng của cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự và cơ quan Công an tỉnh, thành phố cũng bao gồm việc tham mưu và thực hiện theo chỉ đạo của Đảng, và Bộ tương tự các vị trí và chức năng của Sở. Tuy nhiên cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an tỉnh, thành phố còn có một số nhiệm vụ, chức năng đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và quốc gia, quốc phòng. Vì lẽ đó, đây chính là lý do mà Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an sẽ không có Sở, Phòng mà chỉ có Bộ chỉ huy quân sự và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà thôi. Trên đây là cách phân biệt giữa Bộ, Sở, Phòng và giải đáp cho thắc mắc “Vì sao nước ta không có Sở Công an, Sở Quốc Phòng?”. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về việc tổ chức cơ quan Chính phủ ở nước ta.
Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024
Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái là việc cán bộ chuyển đổi vị trí công việc. Vậy, những việc này có gì khác nhau? Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ thế nào? Phân biệt luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ 2024 Theo Luật cán bộ, công chức 2008, luân chuyển, điều động, biệt phái là 3 hình thức khác nhau. Cụ thể phân biệt 3 hình thức này như sau: STT Tiêu chí phân biệt Luân chuyển Điều động Biệt phái 1 Khái niệm Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. CCPL: khoản 11 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 Cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. CCPL: khoản 13 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 Công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ CCPL: khoản 12 Điều 8 Luật cán bộ, công chức 2008 2 Đối tượng áp dụng Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý Cán bộ, công chức Công chức, viên chức 3 Căn cứ áp dụng - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. CCPL: Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 - Cán bộ: Yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức CCPL: Khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 50 Luật cán bộ, công chức 2008 - Công chức: Yêu cầu nhiệm vụ. - Viên chức: Yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức 2010 4 Thẩm quyền quyết định Theo phân cấp cấp quản lý của Đảng và của pháp luật CCPL: Khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. CCPL: Khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức. - Viên chức: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. CCPL: Khoản 1 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 5 Thời hạn Không có quy định Không có quy định Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. CCPL: Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010 6 Khả năng về lại vị trí công tác cũ Không có quy định Không có quy định - Công chức: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. - Viên chức: Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. CCPL: Khoản 5 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010 7 Đối tượng không áp dụng Không có quy định Không có quy định - Công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. - Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử CCPL: Khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008, Khoản 3 Điều 56 Luật Viên chức 2010 Như vậy, luân chuyển sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, điều động sẽ áp dụng đối với cán bộ, công chức và biệt phái sẽ áp dụng đối với công chức, viên chức. Nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ là gì? Theo Điều 1 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị quy định về quan điểm, nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ: - Công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức Đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. - Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ giữa luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ. Cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển. - Giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài. - Không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định. - Có cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển và chính sách, chế độ phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, khi luân chuyển cán bộ cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định trên.
Bảo đảm dự thầu là gì? Phân biệt giữa bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu
Trong lĩnh vực đấu thầu, các thuật ngữ bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu thường xuyên xuất hiện và gây nhầm lẫn cho nhiều người. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về bảo đảm dự thầu là gì? Phân biệt bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu. Bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu là hai biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mời thầu, đảm bảo các nhà thầu tham gia đấu thầu có trách nhiệm và cam kết thực hiện đúng những gì đã đề xuất. (1) Bảo đảm dự thầu Theo Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định về bảo đảm dự thầu như sau: Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: + Đặt cọc. + Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. + Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm. - Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; + Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai. - Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau: + Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng. + Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này. + Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư. -Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày theo khoản 5 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023. - Gia hạn thời gian có hiệu lực: + Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo khoản 6 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 + Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn. (2) Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh dự thầu là một hình thức cụ thể của bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 Trong đó, một bên thứ ba (thường là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) đứng ra bảo lãnh cho nhà thầu. Nếu nhà thầu vi phạm các điều kiện của hồ sơ mời thầu, bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho bên mời thầu một khoản tiền nhất định theo cam kết trong thư bảo lãnh. - Lợi ích của bảo lãnh dự thầu: + Giúp cho khách hàng có đủ điều kiện để tham gia vào một giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính là bắt buộc. + Bảo lãnh dự thầu từ một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có uy tín giúp tăng độ tin cậy của khách hàng với đối tác của mình qua đó làm cho triển vọng thành công của giao dịch đấu thầu trở nên chắc chắn hơn. Đơn bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập theo Mẫu số 04A, ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT Xem và tải mẫu Thư bảo lãnh dự thầu:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/MAU%20SO%2004A_CHUONG_IV-MAU%20SO%2001-TT-%2015-2022-TT-BKHDT.doc Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm dự thầu nên thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày theo khoản 5 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2023 (3) Phân biệt bảo lãnh dự thầu và bảo đảm dự thầu - Điểm giống nhau: + Mục đích chung: Cả hai đều nhằm đảm bảo tính nghiêm túc và trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình tham gia đấu thầu. + Hình thức bảo đảm: Bảo lãnh dự thầu là một hình thức của bảo đảm dự thầu. - Điểm khác nhau: + Chủ thể thực hiện: Bảo đảm dự thầu có thể do nhà thầu tự thực hiện bằng cách đặt cọc tiền mặt, trong khi bảo lãnh dự thầu phải có sự tham gia của một bên thứ ba. + Hình thức: Bảo đảm dự thầu có thể dưới dạng đặt cọc, thư bảo lãnh ngân hàng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi bảo lãnh dự thầu cụ thể là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. + Rủi ro tài chính: Với bảo lãnh dự thầu, rủi ro tài chính của bên mời thầu được giảm thiểu hơn so với bảo đảm dự thầu vì trách nhiệm thanh toán được chuyển sang bên thứ ba (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính). Tóm lại, cả hai biện pháp này đều giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Tuy nhiên, sự khác biệt về chủ thể và hình thức bảo đảm cần được nắm rõ để áp dụng đúng theo quy định của pháp luật.
Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?
Hiện nay, Việt Nam phát hành nhiều loại hộ chiếu dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau. “Hồ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?” trở thành câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hộ chiếu (passport) là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với công dân khi ra nước ngoài. Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân năm 2019 quy định như sau: Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. (1) Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu Việt Nam gồm những loại sau đây: - Hộ chiếu ngoại giao - Hộ chiếu công vụ - Hộ chiếu phổ thông Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn theo khoản 2 Điều 6. Ngoài ra, giấy thông thành và giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được sử dụng như giấy tờ xuất nhập cảnh Như vậy, ở Việt Nam có 03 loại hộ chiếu được sử dụng bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Xem thêm bài viết: Làm hộ chiếu ở đâu? Mức phí làm hộ chiếu năm 2024 là bao nhiêu? (2) Cách phân biệt các loại hộ chiếu? Các loại hộ chiếu Việt Nam bao gồm hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng. Dưới đây là bảng phân biệt các loại hộ chiếu trên: Hộ chiếu phổ thông Hộ chiếu công vụ Hộ chiếu ngoại giao Căn cứ pháp lý Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Thông tư 73/2021/TT-BCA Đối tượng sử dụng Công dân Việt Nam trừ các trường hợp được quy định tại Điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Thời hạn Theo khoản 2 Điều 7 quy định bao gồm: + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. + Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 quy định hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Hình dáng, màu sắc Trang bìa màu xanh tím theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Trang bìa màu xanh lá cây đậm khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Trang bìa màu nâu đỏ khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA Xem và tải bảng phân biệt các loại hộ chiếu:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/phan-biet-cac-loai-ho-chieu.docx (3) Hộ chiếu phổ thông rút gọn được cấp cho ai? Căn cứ theo Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, có 04 trường hợp mà công dân được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn, bao gồm: - Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay. - Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu. - Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân. - Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh. Như vậy, có 04 trường hợp được cấp hộ chiếu phổ thông rút gọn. Hồ sơ, trình tự cấp được quy định tại Điều 18 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 Tóm lại, hộ chiếu Việt Nam gồm 03 loại bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng cho các đối tượng khác nhau. Xem thêm bài viết: Cầm cố hộ chiếu (passport) có bị xử phạt không?
Thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hai loại thẻ phổ biến mà người dùng thường sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng? Trong thời đại số hóa, việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ tín dụng (credit card) đều là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc chi tiêu và quản lý tài chính. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau mà người sử dụng cần nắm rõ để sử dụng hiệu quả. (1) Thẻ ghi nợ là gì? Có bao nhiêu loại thẻ ghi nợ? Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN. Hiện nay có 2 loại thẻ ghi nợ phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. -Thẻ ghi nợ nội địa sử dụng để thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ ở phạm vi trong nước. -Thẻ ghi nợ quốc tế sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu. (2) Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng? - Giống nhau: + Cả hai đều là thẻ thanh toán được ngân hàng, tổ chức tài chính phát hành để sử dụng thay thế tiền mặt trong các giao dịch mua sắm, thanh toán. + Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi, đều có thể thực hiện để rút tiền, thanh toán trực tuyến. - Khác nhau: Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Khái niệm Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. Cấu tạo thẻ Mặt trước có chữ “DEBIT” - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ - Số thẻ, tên chủ thẻ - Thời gian hiệu lực thẻ Mặt sau có dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn. Mặt trước có chữ “CREDIT” - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ - Số thẻ, tên chủ thẻ - Thời gian hiệu lực thẻ - Chip điện tử Mặt sau có dãy số bảo mật CVV/CVC và ô chữ ký dành cho chủ thẻ. Nguồn tiền Thẻ ghi nợ sử dụng tiền có sẵn trong tài khoản. Thẻ tín dụng sử dụng tiền vay từ ngân hàng. Mức chi tiêu Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản. Bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Lãi suất Thẻ ghi nợ không tính lãi suất. Thẻ tín dụng sẽ tính lãi suất nếu bạn không thanh toán đầy đủ số tiền đã chi tiêu trong thời gian quy định. Điều kiện làm thẻ Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu Cần có CMT/ CCCD/Hộ chiếu và giấy chứng minh thu nhập (Sao kê bảng lương, hợp đồng lao động). Phí sử dụng -Phí rút tiền -Phí chuyển khoản -Phí thường niên -Phí rút tiền mặt -Phí thường niên -Nộp thêm tiền lãi nếu thanh toán dư nợ chậm. Điểm tín dụng Thẻ ghi nợ không ảnh hưởng đến điểm tín dụng vì nó không liên quan đến việc vay mượn. Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách và thanh toán đầy đủ sẽ cải thiện điểm tín dụng, ngược lại, việc chậm thanh toán hoặc chi tiêu vượt hạn mức có thể làm giảm điểm tín dụng Lợi ích -Dễ dàng quản lý chi tiêu vì chỉ chi tiêu số tiền có sẵn trong tài khoản, không lo nợ nần, ít phí phát sinh. -Quy trình thủ tục làm thẻ nhanh chóng, đơn giản. -Phí sử dụng thẻ thấp. -Có thể chi tiêu trước trả sau. -Hưởng nhiều ưu đãi và chương trình tích điểm, cải thiện điểm tín dụng nếu sử dụng đúng cách. Hạn chế -Không thể chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản -Không có chương trình tích điểm hay khuyến mãi hấp dẫn. -Dễ rơi vào tình trạng nợ nần nếu không quản lý tốt chi tiêu -Phí và lãi suất cao. -Thẻ tín dụng không thể chuyển khoản Xem và tải bảng phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/12/phan-biet-the-ghi-no-va-the-tin-dung.docx (3) Không trả nợ thẻ tín dụng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị phạt tiền lãi trả chậm và trong trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội chiếm đoạt tài sản. Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 - dưới 50 triệu đồng đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; + Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm: + Có tổ chức. + Có tính chất chuyên nghiệp. + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - 200 triệu đồng. + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức. + Dùng thủ đoạn xảo quyệt. + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. + Tái phạm nguy hiểm. Mức phạt tù cao nhất cho phạm tội chiếm đoạt tài sản là 20 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tóm lại, trên đây là điểm giống và khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, cả đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bên cạnh đó, trong trường hợp không trả nợ thẻ tín dụng nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo?
Trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án hình sự, các thuật ngữ như nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt và giống nhau giữa các thuật ngữ này. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo Các thuật ngữ nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo đều liên quan đến quá trình tố tụng hình sự nhưng được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình này. Hiểu rõ các thuật ngữ này giúp mọi người nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng. (1) Phân biệt nghi can, nghi phạm Nghi can và nghi phạm là hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng rộng rãi thế nhưng trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) lại không đề cập đến hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nghi can và nghi phạm như sau: - Nghi can: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến vụ án, chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bị bắt để điều tra. Ví dụ: Chị X và anh Y bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến một vụ giết người cướp của và được cơ quan điều tra mời đến cơ quan để làm việc thì lúc này chị X và anh Y mới chỉ được xem là nghi can của vụ án giết người cướp của - Nghi phạm: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ chứng cứ chứng minh và đã có lệnh bị bắt để điều tra. Ví dụ: Trong vụ giết người cướp của, cơ quan phát hiện anh Y có dấu hiệu của hành vi giết người nên đã bắt giữ anh Y để điều tra thì lúc này anh Y được xem là nghi phạm. Theo Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định về suy đoán vô tội như sau: - Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì nghi can và nghi phạm bị cơ quan điều tra nghi ngờ, nghi vấn liên quan đến vụ án chứ không phải khẳng định là hung thủ hay tội phạm thật sự. (2) Phân biệt bị can và bị cáo - Giống nhau: + Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong BLTTHS + Đều có quyền và nghĩa vụ và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng. - Khác nhau: Bị can Bị cáo Căn cứ pháp lý BLTTHS năm 2015 Khái niệm Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015 Đặc điểm Người hoặc pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố thì gọi là bị can Người hoặc pháp nhân bị đưa ra xét xử thì gọi là bị cáo. Giai đoạn tham gia tố tụng Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố Giai đoạn xét xử Quyền Theo khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2019/T-BCA quy định như sau: +Được biết lý do mình bị khởi tố. +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 3 +Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015 +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật. +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa. +Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu. +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015 +Tham gia phiên tòa; +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa. +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa. +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; +Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa. +Nói lời sau cùng trước khi nghị án. +Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. +Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. +Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ Theo khoản 3 Điều 60 BLTTHS năm 2015 được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định như sau: +Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. +Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo khoản 3 Điều 61 BLTTHS năm 2015 +Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. +Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. Ví dụ Sau khi có đủ chứng cứ, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố anh Y vì tội giết người cướp của thì lúc này anh Y là bị can Sau quá trình điều tra và truy tố, anh Y được đưa ra tòa xét xử với tội danh giết người cướp của, trở thành bị cáo trong phiên tòa. Xem và tải bảng phân biệt bị can và bị cáo tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/bang-phan-biet-bi-cao-bi-can.docx Tóm lại, trên đây là các điểm khác nhau giữa nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng thì có những tên gọi khác nhau đối với những người bị buộc tội và sẽ tương ứng với những quyền và nghĩa vụ khác nhau
Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không?
Làm thế nào để phân biệt ân xá, đặc xá và đại xá? Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ? Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của ân xá, tuy nhiên có thể hiểu ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với hai hình thức là đại xá và đặc xá. Theo đó, đặc xá và đại xá được phân biệt như sau: Tiêu chí phân biệt Đại xá Đặc xá Khái niệm Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) Bản chất Là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa. Là việc miễn chấp hành hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định. Thẩm quyền quyết định Quốc hội (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013) Chủ tịch nước (Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2023) Đối tượng Người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). Phạm vi áp dụng Chỉ loại trừ đối với một số tội phạm nguy hiểm mà nếu đại xá sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Áp dụng cho người phạm tội cụ thể theo tình hình thực tiễn. Phải đáp ứng một số điều kiện mới được đề nghị đặc xá Điều kiện Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, diễn biến tội phạm Đáp ứng quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 Cơ sở ra quyết định Thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. Người đề nghị đặc xá phải đáp ứng được điều kiện quy định và có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. Hậu quả pháp lý Người phạm tội đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự - Nếu đã bị tuyên hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích - Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Như vậy, ân xá là đặc ân của nhà nước nhằm thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Ân xá được thể hiện qua hai hình thức là đặc xá và đại xá. Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Như đã phân tích tại phần trên. Đặc xá là việc tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Để được đặc xá, người phạm nhân cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá là hai hình thức khác nhau. Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Đồng thời, theo Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Như vậy, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là hai hình thức khác nhau. Mặc dù kết quả là các đối tượng đều sẽ được tha tù trước thời hạn nhưng đối tượng của đặc xá là người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án, còn đối tượng của tha tù trước thời hạn có điều kiện là người đang chấp hành án phạt tù. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ?
Cổ phiếu và trái phiếu là gì? Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?
Phát hành cổ phiếu và trái phiếu đều là các phương thức để doanh nghiệp thực hiện hoạt động huy động vốn. Như vậy, cổ phiếu và trái phiếu sẽ có những điểm gì khác nhau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu Điểm giống nhau - Phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp - Cổ phiếu và trái phiếu đều là chứng khoán (theo Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Điểm khác nhau STT Tiêu chí phân biệt Cổ phiếu Trái phiếu 1 Khái niệm Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) 2 Bản chất Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp. Là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu. 3 Chủ thể phát hành Công ty Cổ phần (Theo Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 ) - Công ty TNHH MTV - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên - Công ty Cổ phần (Theo Khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) 4 Tư cách chủ sở hữu - Cổ đông của công ty cổ phần - Thành viên của công ty TNHH Không phải là thành viên hay cổ đông của công ty, họ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. 5 Quyền chủ sở hữu - Trở thành cổ đông công ty - Được chia cổ tức (lợi nhuận của công ty) - Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty - Có các quyền lợi khác nhau tùy theo loại cổ phần đang sở hữu (Theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020) - Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu. - Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. - Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định. - Được yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) Nghĩa vụ chủ sở hữu - Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. - Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. - Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. - Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật - Nghĩa vụ khác theo quy định Điều lệ công ty. (Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020) Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. (Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) 6 Thời hạn Không có thời hạn xác định Được ghi trong trái phiếu 7 Hệ quả Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Làm tăng vốn vay, nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu. Các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và cũng có thể hiểu là các hành vi bị cấm khi giao dịch cổ phiếu, trái phiếu được quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm: - Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán. - Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. - Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; Kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán. - Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận. - Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng. - Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán. - Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của pháp luật. Như vậy, trái phiếu và cổ phiếu tuy cùng là chứng khoán, là công cụ để huy động vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều điểm khác nhau. Tuỳ theo loại hình công ty và nhu cầu mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn. Việc phát hành, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu phải tuân theo quy định và không được trái với các điều cấm của luật.
Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai hình thức xử phạt trên. Vậy nên hãy cùng phân biệt chúng. Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? (1) Cách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe Tiêu chí Tạm giữ Giấy phép lái xe Tước Giấy phép lái xe Bản chất Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định: Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước GPLX là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Trường hợp áp dụng Tổ chức hay cá nhân vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ các loại giấy tờ sau đây: - Giấy phép lái xe. - Giấy phép lưu hành phương tiện. - Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện. Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Thời hạn Căn cứ theo Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe như sau: - Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. - Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. - Trường hợp mà cá nhân có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Căn cứ theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn tước GPLX như sau: - Từ 01 đến 24 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. - Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng. Lưu ý: - Thông thường, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thời hạn được ghi tại biên bản xử phạt. - Trong thời hạn bị tạm giữ thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép điều khiển phương tiện. - Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước Giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hậu quả Căn cứ theo Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020: Việc tạm giữ Giấy phép lái xe không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ. Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được lái xe tham gia giao thông. Để dễ hiểu, có thể phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe như sau: - Tạm giữ Giấy phép lái xe thường sẽ là hình thức để “làm tin” trong trường hợp chỉ phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo người vi phạm sẽ nộp phạt. Sau khi nộp phạt mới được lấy Giấy phép lái xe. Và trong thời gian tạm giữ người vi phạm vẫn được lái xe bình thường và có thể xuất trình biên bản xử phạt thay cho Giấy phép lái xe trong thời gian này. - Tước Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ đó có thể thấy, việc tước Giấy phép lái xe thường thường sẽ được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức xử phạt này là trường hợp bị tạm giữ Giấy phép lái xe người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn tước Giấy phép lái xe thì không. (2) Bị tước GPLX nhưng vẫn tham gia giao thông thì bị xử phạt thế nào? Đầu tiên, để làm rõ thì tại Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau: - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép. Như vậy, khi bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm sẽ bị xử phạt như không có giấy phép được quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau: - Phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Như vậy, người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe mà vẫn tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng mức phạt như không có giấy phép với mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng. (3) Giao xe cho người bị tước GPLX sử dụng thì bị xử phạt thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp người chủ phương tiện giao cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng phương tiện thì sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);" Như vậy, việc giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe có thể phải chịu mức phạt từ 04 đến 06 triệu đồng đối với cá nhân và từ 08 đến 12 triệu đồng đối với tổ chức. Để tổng kết lại, tạm giữ và tước Giấy phép lái xe là hai hình thức xử phạt hoàn toàn khác nhau. Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì người vi phạm vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong khi người bị tước Giấy phép lái xe thì không được. Trường hợp người bị tước Giấy phép lái xe vẫn tham gia giao thông hoặc chủ xe giao xe cho người bị tước Giấy phép lái xe sử dụng thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú giống và khác gì nhau?
Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú thường dễ bị nhầm lẫn với nhau do có nhiều điểm tương đồng về định nghĩa cũng như khu vực địa lý hành chính. Để dễ dàng xác định nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú để làm thủ tục hành chính thì người dân cần phải phân biệt được nơi cư trú và nơi tạm trú, thường trú như sau: 1. Điểm giống nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Thuật ngữ cư trú chỉ ra rằng đây là nơi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, nơi cư trú được chia thành 2 loại gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. 2. Điểm khác nhau giữa nơi tạm trú, thường trú Căn cứ Nơi thường trú Nơi tạm trú Khái niệm Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020) là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Bản chất Chủ yếu ở thường xuyên, lâu dài đa phần là nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. Chủ yếu sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn. Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn tối đa 2 năm và có thể gia hạn thêm Nơi đăng ký cư trú - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều kiện đăng ký - Có chỗ ở hợp pháp; - Nhập hộ khẩu về nhà người thân - Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ - Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở - Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội - Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động - Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú - Sinh sống từ 30 ngày trở lên. Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp. Ở và làm việc trên 30 ngày. Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Mục phạt vi phạm Phạt 500.000 đồng - 1.000.000 triệu đồng (khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Phân biệt tội phạm vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy
Tội vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy là một trong những tội nặng trong luật hình sự. Hành vi và cách thức vi phạm khá tương đồng với nhau, điều này làm cho nhiều người dễ nhầm lẫn. Để nhận biết các đặc điểm, hành vi cấu thành tội phạm 2 tội này, mức phạt ra sao? Thì bài viết sau đây sẽ phân biệt tội phạm vận chuyển ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy. STT Tiêu chí Vận chuyển trái phép chất ma túy Tàng trữ trái phép chất ma túy 1 Khái niệm Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch chất ma túy từ nơi này đến nơi khác một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào (Tàu, xe, máy bay, ô tô,...) Qua đó, mục đích cuối cùng của vận chuyển là phân phối, mua bán ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà, trong khu vực ở, chôn dưới đất, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người… Tuy nhiên, hành vi này không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. 2 Cơ sở pháp lý - Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) - Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP - Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) - Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP 3 Mặt khách quan Đây là hành vi dịch chuyển chất ma túy một cách bất hợp pháp bằng bất kỳ phương tiện nào. Việc thực hiện này thường diễn ra trên các tuyến đường khác nhau và hình thức vận chuyển khác nhau mà không nhằm mục đích tàng trữ hay sản xuất chất ma túy. Là hành vi cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ đâu mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. 4 Mặt chủ quan Thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội có nhận thức rõ ràng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc. Thực hiện do lỗi cố ý Người phạm tội biết rõ hành vi cất giấu, tàng trữ trái phép chất ma túy trong nhà, trong người nhằm mục đích sử dụng, phân ,phối cho những người khác và nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn thực hiện. 5 Khách thể Xâm phạm đến chế độ của Nhà nước về quản lý chất ma túy và phòng chống ma túy . Theo đó, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc quản lý, vận chuyển ma túy. Xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ chất ma tuý. Theo đó, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc quản lý, cất giữ chất ma túy. 6 Chủ thể Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng 7 Hình phạt Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó: - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 01 - 05 năm; - Mức phạt tù cao nhất: Từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân. Quy định 05 khung hình phạt với người phạm tội, trong đó: - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 02 - 07 năm; - Mức phạt tù cao nhất: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Phân biệt Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
Trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS), tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. Hai tội danh này có những điểm khác nhau như sau: Tiêu chí Tội Giết người Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật 2017 Mục đích của hành vi phạm tội Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội. Xác định mức độ, cường độ tấn công Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn. Vị trí tác động trên cơ thể Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,.. Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v... Yếu tố lỗi Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp. Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra. Khung hình phạt Mức phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Mức phạt từ 07-20 năm tù, cao nhất có thể bị tù chung thân - Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. -Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người. Theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về: (1) Tội giết người Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: - Giết 02 người trở lên; - Giết người dưới 16 tuổi; - Giết phụ nữ mà biết là có thai; - Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; - Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; - Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; - Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; - Thực hiện tội phạm một cách man rợ; - Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; - Thuê giết người hoặc giết người thuê; - Có tính chất côn đồ; - Có tổ chức; - Tái phạm nguy hiểm; Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định trên, thì bị phạt tù từ 07-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm. (2) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Phạm tội làm chết người thì bị phạt tù từ 07-14 năm, cao nhất có thể tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản
Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản là 03 tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhằm giúp cho bạn đọc phân biệt được sự khác nhau giữa 03 tội này, cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Các tiêu chí phân biệt Tội trộm cắp tài sản, Cướp tài sản và Cướp giật tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tiêu chí Trộm cắp tài sản Cướp tài sản Cướp giật tài sản Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 168 BLHS 2015 Điều 171 BLHS 2015 Hành vi Hành vi được thực hiện lén lút,kín đáo, che giấu nạn nhân và những người xung quanh Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang sau đó nhanh chóng tẩu thoát. (Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.) Tính chất Chỉ nhắm vào tài sản, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân Nhắm vào tài sản, nhưng xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Nhắm vào tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân Giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên Hoặc dưới 2 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Không có giá trị tối thiểu Không có giá trị tối thiểu Khung hình phạt Từ cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù Từ 3 năm tù đến chung thân Từ 1 năm tù đến chung thân Tải bảng tiêu chí https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/01/27/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t.docx Tội trộm cắp tài sản Căn cứ tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội trộm cắp tài sản lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tội cướp tài sản Căn cứ tại Điều 168 BLHS 2015 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội cướp tài sản lên đến 20 năm tù hoặc chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tội cướp giật tài sản Căn cứ tại Điều 171 BLHS 2015 quy định người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm. Khung hình phạt cao nhất cho Tội cướp giật tài sản lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng. Trường hợp người phạm hành hung chỉ nhằm tẩu thoát thì phạm tội cướp giật tài sản hay cướp tài sản? Tội cướp giật tài sản trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản, cụ thể cần phân biệt: - Nếu người phạm tội có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát, thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng: Hành hung để tẩu thoát. - Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị nạn nhân hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Như vậy, đối với trường hợp người cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì phạm tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015.
Phân biệt công ty kinh doanh DV MG BĐS và Sàn giao dịch BĐS?
Xin chào ad ạ. Công ty em là công ty TNHH DV MG BĐS, đã thành lập doanh nghiệp đkkd đầy đủ. Tuy nhiên thì em thắc mắc công ty em là công ty MG DV BĐS có tiến hành giao dịch mua bán bđs từ hoạt động ký gửi, mua bán. Cũng được gọi là sàn giao dịch mua bán cho khách lẻ. Vậy thì công ty em có cần nộp hồ sơ lên Sở xây dựng để được cấp phép hoạt động sàn giao dịch như các sàn giao dịch lớn khác như Sun Land, Cen Land hay không? Hay công ty kinh doanh dv môi giới bđs chỉ cần đkkd là xong ạ.
Phân biệt Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn đều là những tội phạm về chức vụ nằm trong chương XXIII của Bộ luật hình sự 2015. Cả hai tội đều do những chủ thể đặc biệt có chức vụ, quyền hạn thực hiện xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hai tội này có về cơ bản có nhiều nét tương đồng tuy nhiên chúng là khác nhau và sẽ được nêu cụ thể tại bảng phân biệt dưới đây. Phân biệt Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn - Minh họa Lợi dụng chức vụ, quyền hạn Lạm dụng chức vụ, quyền hạn Cơ sở pháp lý Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP Khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự 2015 Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP Khoản 1 Điều 355 Bộ luật hình sự 2015 Khái niệm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện. Khách thể Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Chủ thể Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 Bộ luật hình sự 2015 Có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 Mặt khách quan Hành vi khách quan của tội này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái, không làm, làm không đúng theo công vụ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm Hành vi khách quan của tội này là hành vi vượt quá quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Hậu quả : chủ thể phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội này, tuy nhiên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm Mặt chủ quan Lỗi cố ý trực tiếp Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Động cơ vụ lợi có thể hiểu là mong muốn lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất như để nể nang, củng cố uy tín, địa vị cá nhân Lỗi cố ý trực tiếp Động cơ vụ lợi, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này. Ví dụ Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đây có thể thấy giữa hai tội này có những điểm khác biệt cơ bản, nếu như Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là làm trái với chức vụ quyền hạn của mình thì Tội lạm dụng chức vụ quyền, quyền hạn là vẫn thực hiện theo chức vụ quyền hạn của mình nhưng có hành vi vượt quá chức vụ quyền hạn.
Miễn nhiệm, từ chức, thôi chức khác nhau như thế nào?
Mới đây, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, thay thế cho Quy định 260-QĐ/TW năm 2009. Đáng chú ý trong quy định mới là việc bỏ đi khái niệm “Thôi giữ chức vụ” (còn gọi là thôi chức). Vậy “miễn nhiệm”, “từ chức” và “thôi chức” khác nhau như thế nào? Miễn nhiệm, từ chức và thôi chức - Minh họa Mời bạn đọc theo dõi qua bảng sau đây: Thôi chức Miễn nhiệm Từ chức Ghi chú Định nghĩa “Thôi giữ chức vụ'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. “Miễn nhiệm” là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức “Từ chức” là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. - Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan, tức là do cấp trên quyết định vì một lý do nào đó liên quan tới công vụ hoặc sức khỏe. - Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên. - Từ chức là việc cán bộ tự nguyện làm. Căn cứ xem xét - Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. - Theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. - Cán bộ không đủ sức khoẻ để tiếp tục lãnh đạo, quản lý: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng không phục hồi được sức khoẻ. - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. - Vì lý do chính đáng khác của cá nhân. Khi cán bộ bị tín nhiệm quá thấp thì cấp có thẩm quyền sẽ chủ động tiến hành thủ tục miễn nhiệm. Còn nếu mức độ tín nhiệm mới chỉ quá bán thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí của người cán bộ ấy, có xin từ chức hay không Ngoài ra, theo Quy định 41 mới ban hành, việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau: 1. Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. 2. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức. 3. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Phân biệt tội loạn luân và tình tiết có tính chất loạn luân?
Dạ em có bài phân biệt ở trên lớp ạ. Mong các cao nhân luật mở mang đầu óc cho em về phân biệt hai cái: "Tội loạn luân" và "Có tính chất loạn luân" trong Bộ luật Hình sự 2015 với ạ. Em cảm ơn.