Trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án hình sự, các thuật ngữ như nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo thường xuyên được sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt và giống nhau giữa các thuật ngữ này. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo
Các thuật ngữ nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo đều liên quan đến quá trình tố tụng hình sự nhưng được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình này.
Hiểu rõ các thuật ngữ này giúp mọi người nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng.
Nghi can và nghi phạm là hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng rộng rãi thế nhưng trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) lại không đề cập đến hai thuật ngữ này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nghi can và nghi phạm như sau:
- Nghi can: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến vụ án, chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bị bắt để điều tra.
Ví dụ: Chị X và anh Y bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến một vụ giết người cướp của và được cơ quan điều tra mời đến cơ quan để làm việc thì lúc này chị X và anh Y mới chỉ được xem là nghi can của vụ án giết người cướp của
- Nghi phạm: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ chứng cứ chứng minh và đã có lệnh bị bắt để điều tra.
Ví dụ: Trong vụ giết người cướp của, cơ quan phát hiện anh Y có dấu hiệu của hành vi giết người nên đã bắt giữ anh Y để điều tra thì lúc này anh Y được xem là nghi phạm.
Theo Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định về suy đoán vô tội như sau:
- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì nghi can và nghi phạm bị cơ quan điều tra nghi ngờ, nghi vấn liên quan đến vụ án chứ không phải khẳng định là hung thủ hay tội phạm thật sự.
(2) Phân biệt bị can và bị cáo
- Giống nhau:
+ Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong BLTTHS
+ Đều có quyền và nghĩa vụ và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng.
- Khác nhau:
Xem và tải bảng phân biệt bị can và bị cáo tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/bang-phan-biet-bi-cao-bi-can.docx
Tóm lại, trên đây là các điểm khác nhau giữa nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng thì có những tên gọi khác nhau đối với những người bị buộc tội và sẽ tương ứng với những quyền và nghĩa vụ khác nhau