Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu?
Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu? Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng? Đề được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần đáp ứng yêu cầu gì? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định đề được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau: - Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị; - Có tên giống cây trồng; - Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019; - Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018. Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về thủ tục cấp quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung. Bước 3: Thẩm định và cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Trường hợp cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. + Nếu không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. + Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, đối với yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc biệt giống cây trồng, người gửi sẽ nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng? Lệ phí giải quyết yêu cầu? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về thời hạn giải quyết yêu cầu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. Cũng theo quy định này yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng không cần nộp lệ phí.
Trend hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Thủ tục để nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn?
Trend hoa bỉ ngạn là một xu hướng mới nổi trên mạng xã hội đặc biệt là TikTok ở Việt Nam trong thời gian gần đây - Vậy trend hoa bỉ ngạn bắt nguồn từ đâu? Hoa bỉ ngạn là hoa gì? Trend hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Hoa bỉ ngạn vốn là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Amaryllidaceae, hoa bỉ ngạn nổi bật khi có chiều cao trung bình đến 40 – 100cm. Chúng thường phát triển ở các bờ ruộng, ven đường, triền đồi và cả những khu nghĩa địa. Đặc biệt, củ của bỉ ngạn rất nguy hiểm bởi có lycorine – chất độc thuộc nhóm ancaloit có thể tác động xấu đến hệ thần kinh. Điểm đặc sắc nhất của bỉ ngạn chính là hoa mọc thành chùm độc đáo. Với cánh hoa vươn dài có 5 - 7 nụ, khi nở sẽ xòe ra nhiều hướng như thể đón lấy mọi tinh túy của đất trời. Điều thú vị của chúng còn ở chỗ khi cây ra hoa thì sẽ không có lá, có lá thì lại không nở hoa. Do đó, hoa và lá của chúng muôn đời cũng chẳng gặp được nhau. Hiện nay, hoa bỉ ngạn có 5 màu là chủ yếu đó là màu đỏ, trắng, hồng, vàng và tím. Mỗi một màu của hoa bỉ ngạn đều mang một ý nghĩa đặc trưng riêng của nó: Hoa bỉ ngạn đỏ Với sắc đỏ rực nổi bật cả một góc vùng, hoa bỉ ngạn đỏ chính là loại phổ biến nhất trong tất cả các màu. Ẩn sâu trong sắc hoa tươi thắm ấy lại là ý nghĩa của sự chia ly, nỗi u buồn vì tình yêu bị chia cách. Hoa bỉ ngạn trắng Đóa hoa bỉ ngạn trắng sở hữu một nét đẹp thanh khiết, tao nhã, không vướng bụi trần. Khác với bỉ ngạn đỏ mang nhiều nỗi đau thương, bỉ ngạn trắng chỉ là hồi ức về một tình yêu thuần khiết. Hoa bỉ ngạn hồng Hoa bỉ ngạn hồng tượng trưng cho tình yêu, vẻ đẹp nữ tính và một niềm đam mê mãnh liệt. Hoa bỉ ngạn vàng Rực rỡ chẳng kém gì hoa bỉ ngạn đỏ, bỉ ngạn vàng đã khoác lên mình tông vàng ấm áp tựa như ánh mặt trời. Ấy thế mà nó cũng gợi đến sự chia ly mãi mãi, chẳng thể nhìn thấy đối phương, nhưng ẩn sâu nơi con tim vẫn có bóng hình người kia. Hoa bỉ ngạn tím Hoa bỉ ngạn tím đã khiến bao người đắm say bởi mang một sắc màu thủy chung, dù khổ đau đến mấy thì tình yêu vẫn luôn vẹn tròn, thuần khiết như thuở ban đầu. Ngoài ra, chúng còn tượng trưng cho việc sau bao ngày chia xa thì bạn cũng sẽ đoàn tụ với nửa kia Trend hoa bỉ ngạn được cho là xuất phát từ một tài khoản TikTok. Tài khoản này đã chia sẻ về ý nghĩa của các sắc thái hoa bỉ ngạn trong video của mình. Tuy nhiên, video này đã được đăng tải hơn một năm trước và chỉ mới nổi gần đây khi các được content creator trên TikTok bắt đầu sử dụng âm thanh trong video này vài trong các video của họ và đưa nó đến gần hơn đến người dùng. Hoa bỉ ngạn thuộc họ hoa loa kèn đỏ và có nguồn gốc tại Trung Quốc và Nhật Bản. Trong văn hóa Trung Quốc, hoa bỉ ngạn được coi là một loài hoa linh thiêng, thường được trồng ở nghĩa trang và được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Hoa bỉ ngạn thường mang đến ý nghĩa chia ly, u buồn, không may mắn hay biểu thị sự chết chóc, tan thương. Đồng thời, chúng còn gửi gắm đến mọi người rằng ái tình chỉ là ảo mộng, duyên hết thì tình đứt, trả hết nợ một đời thì không nên luyến tiếc để rồi thêm đau khổ. Mặc dù ý nghĩa cùa loài hoa bị ngạn chất chứa nhiều nỗi buồn nhưng qua bàn tay tài hoa của cư dân mạng thì nó lại cực hài hước, khó đỡ và trở thành một trend nổi tiếng khắp mạng xã hội. Một cố câu nói hài hước đang hot trend về hoa bỉ ngạn trong thời gian gần đây: - Bỉ ngạn hồng tết này lấy chồng - Bỉ ngạn đỏ tết này coi như bỏ - Bỉ ngạn xanh vậy là không có lương hả anh. - Bỉ ngạn vàng túng quá làm càng .... Điều kiện nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam cho mục đích phục vụ sản xuất là gì? Căn cứ theo Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 thì đơn vị có nhu cầu nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam để phục vụ sản xuất, mua bán thì cần đảm bảo giống hoa này phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây: (1) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng; (2) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này; (3) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu; (4) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan. Việc kiểm tra chất lượng sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện. Trình tự, thủ tục để nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam được thực hiện như thế nào? Hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Để nhập khẩu giống hoa này về Việt Nam thì cần phải thực hiện các một số trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 130/2022/NĐ-CP) như cụ thể: Bước 1: Nộp hồ sơ Đơn vị có nhu cầu nhập khẩu hoa bỉ ngạn nộp một bộ hồ sơ đến Cục Trồng trọt để được cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng. Trong hồ sơ phải bao gồm: - Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP tải về - Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP TẢI VỀ. - Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bước 3: Cấp giấy phép Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP TẢI VỀ. Đồng thời đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ cấu tổ chức Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Cục đặt tại thành phố Hà Nội. 1. Cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: - Lãnh đạo Cục; có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. + Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật; + Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Các tổ chức tham mưu: + Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam); + Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; + Phòng Pháp chế, Thanh tra; + Phòng Giống vật nuôi; + Phòng Thức ăn chăn nuôi; + Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế. - Các đơn vị sự nghiệp công lập: + Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định pháp luật. Trụ sở chính Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội. + Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định; Cục trưởng Cục Chăn nuôi có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt trực thuộc Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: - Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. + Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; + Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Các tổ chức tham mưu: + Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam); + Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; + Phòng Pháp chế, Thanh tra; + Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm; + Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả; + Phòng Sử dụng đất nông nghiệp và Môi trường; + Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng. - Cục Trồng trọt là cơ quan giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng; + Cục trưởng Cục Trồng trọt có trách nhiệm bố trí bộ máy, biên chế của Cục để thực hiện nhiệm vụ thường trực về Bảo hộ giống cây trồng, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới theo Công ước UPOV 1991 mà Việt Nam đã tham gia; + Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy chế hoạt động của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng theo quy định. - Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội; Tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định; Cục trưởng Cục Trồng trọt có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại tổ chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi được quy định tại Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023. Cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt được quy định tại Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023.
Cục trồng trọt có nhiệm vụ gì trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp?
Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của Cục trồng trọt Theo Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB bao gồm ba cơ quan chính là Lãnh đạo Cục, các tổ chức tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. Các tổ chức tham mưu bao gồm Văn phòng Cục; Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; Phòng Pháp chế, Thanh tra; Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm; Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả; Phòng Sử dụng đất nông nghiệp và Môi trường; Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng; Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục gồm có Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội, các tổ chức có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định. Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục trồng trọt Theo Điều 2 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có các nhiệm vụ quyền hạn sau -Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng; + Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng. - Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch về chuyên ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục. Trong đó, đối với việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp Cục trồng trọt có các nhiệm vụ quyền hạn sau - Trình Bộ kế hoạch chuyển cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác thuộc lĩnh vực trồng trọt; - Trình Bộ tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; - Tham mưu trình Bộ và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại; hủy diệt sinh vật có ích trong canh tác theo quy định của pháp luật; - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; - Thẩm định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác trên cơ sở đề nghị của Bộ và địa phương theo quy định; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác; - Hướng dẫn việc bóc, sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình theo quy định; - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; - Điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích trong canh tác theo quy định; k) Thực hiện quyền và trách nhiệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, Cục trồng trọt còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng tại Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có hiệu lực từ ngày 11/10/2023.
Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu?
Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu? Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng? Đề được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần đáp ứng yêu cầu gì? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định đề được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau: - Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị; - Có tên giống cây trồng; - Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019; - Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018. Đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng gửi đến đâu? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về thủ tục cấp quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung. Bước 3: Thẩm định và cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: - Trường hợp cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. + Nếu không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trường hợp cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. + Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, đối với yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc biệt giống cây trồng, người gửi sẽ nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng? Lệ phí giải quyết yêu cầu? Tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về thời hạn giải quyết yêu cầu Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng. Cũng theo quy định này yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng không cần nộp lệ phí.
Trend hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Thủ tục để nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn?
Trend hoa bỉ ngạn là một xu hướng mới nổi trên mạng xã hội đặc biệt là TikTok ở Việt Nam trong thời gian gần đây - Vậy trend hoa bỉ ngạn bắt nguồn từ đâu? Hoa bỉ ngạn là hoa gì? Trend hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Hoa bỉ ngạn vốn là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Amaryllidaceae, hoa bỉ ngạn nổi bật khi có chiều cao trung bình đến 40 – 100cm. Chúng thường phát triển ở các bờ ruộng, ven đường, triền đồi và cả những khu nghĩa địa. Đặc biệt, củ của bỉ ngạn rất nguy hiểm bởi có lycorine – chất độc thuộc nhóm ancaloit có thể tác động xấu đến hệ thần kinh. Điểm đặc sắc nhất của bỉ ngạn chính là hoa mọc thành chùm độc đáo. Với cánh hoa vươn dài có 5 - 7 nụ, khi nở sẽ xòe ra nhiều hướng như thể đón lấy mọi tinh túy của đất trời. Điều thú vị của chúng còn ở chỗ khi cây ra hoa thì sẽ không có lá, có lá thì lại không nở hoa. Do đó, hoa và lá của chúng muôn đời cũng chẳng gặp được nhau. Hiện nay, hoa bỉ ngạn có 5 màu là chủ yếu đó là màu đỏ, trắng, hồng, vàng và tím. Mỗi một màu của hoa bỉ ngạn đều mang một ý nghĩa đặc trưng riêng của nó: Hoa bỉ ngạn đỏ Với sắc đỏ rực nổi bật cả một góc vùng, hoa bỉ ngạn đỏ chính là loại phổ biến nhất trong tất cả các màu. Ẩn sâu trong sắc hoa tươi thắm ấy lại là ý nghĩa của sự chia ly, nỗi u buồn vì tình yêu bị chia cách. Hoa bỉ ngạn trắng Đóa hoa bỉ ngạn trắng sở hữu một nét đẹp thanh khiết, tao nhã, không vướng bụi trần. Khác với bỉ ngạn đỏ mang nhiều nỗi đau thương, bỉ ngạn trắng chỉ là hồi ức về một tình yêu thuần khiết. Hoa bỉ ngạn hồng Hoa bỉ ngạn hồng tượng trưng cho tình yêu, vẻ đẹp nữ tính và một niềm đam mê mãnh liệt. Hoa bỉ ngạn vàng Rực rỡ chẳng kém gì hoa bỉ ngạn đỏ, bỉ ngạn vàng đã khoác lên mình tông vàng ấm áp tựa như ánh mặt trời. Ấy thế mà nó cũng gợi đến sự chia ly mãi mãi, chẳng thể nhìn thấy đối phương, nhưng ẩn sâu nơi con tim vẫn có bóng hình người kia. Hoa bỉ ngạn tím Hoa bỉ ngạn tím đã khiến bao người đắm say bởi mang một sắc màu thủy chung, dù khổ đau đến mấy thì tình yêu vẫn luôn vẹn tròn, thuần khiết như thuở ban đầu. Ngoài ra, chúng còn tượng trưng cho việc sau bao ngày chia xa thì bạn cũng sẽ đoàn tụ với nửa kia Trend hoa bỉ ngạn được cho là xuất phát từ một tài khoản TikTok. Tài khoản này đã chia sẻ về ý nghĩa của các sắc thái hoa bỉ ngạn trong video của mình. Tuy nhiên, video này đã được đăng tải hơn một năm trước và chỉ mới nổi gần đây khi các được content creator trên TikTok bắt đầu sử dụng âm thanh trong video này vài trong các video của họ và đưa nó đến gần hơn đến người dùng. Hoa bỉ ngạn thuộc họ hoa loa kèn đỏ và có nguồn gốc tại Trung Quốc và Nhật Bản. Trong văn hóa Trung Quốc, hoa bỉ ngạn được coi là một loài hoa linh thiêng, thường được trồng ở nghĩa trang và được coi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Hoa bỉ ngạn thường mang đến ý nghĩa chia ly, u buồn, không may mắn hay biểu thị sự chết chóc, tan thương. Đồng thời, chúng còn gửi gắm đến mọi người rằng ái tình chỉ là ảo mộng, duyên hết thì tình đứt, trả hết nợ một đời thì không nên luyến tiếc để rồi thêm đau khổ. Mặc dù ý nghĩa cùa loài hoa bị ngạn chất chứa nhiều nỗi buồn nhưng qua bàn tay tài hoa của cư dân mạng thì nó lại cực hài hước, khó đỡ và trở thành một trend nổi tiếng khắp mạng xã hội. Một cố câu nói hài hước đang hot trend về hoa bỉ ngạn trong thời gian gần đây: - Bỉ ngạn hồng tết này lấy chồng - Bỉ ngạn đỏ tết này coi như bỏ - Bỉ ngạn xanh vậy là không có lương hả anh. - Bỉ ngạn vàng túng quá làm càng .... Điều kiện nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam cho mục đích phục vụ sản xuất là gì? Căn cứ theo Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 thì đơn vị có nhu cầu nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam để phục vụ sản xuất, mua bán thì cần đảm bảo giống hoa này phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây: (1) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng; (2) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này; (3) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu; (4) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan. Việc kiểm tra chất lượng sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện. Trình tự, thủ tục để nhập khẩu giống hoa bỉ ngạn về Việt Nam được thực hiện như thế nào? Hoa bỉ ngạn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Để nhập khẩu giống hoa này về Việt Nam thì cần phải thực hiện các một số trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 130/2022/NĐ-CP) như cụ thể: Bước 1: Nộp hồ sơ Đơn vị có nhu cầu nhập khẩu hoa bỉ ngạn nộp một bộ hồ sơ đến Cục Trồng trọt để được cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng. Trong hồ sơ phải bao gồm: - Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP tải về - Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP TẢI VỀ. - Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bước 3: Cấp giấy phép Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP TẢI VỀ. Đồng thời đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ cấu tổ chức Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Cục đặt tại thành phố Hà Nội. 1. Cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: - Lãnh đạo Cục; có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. + Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật; + Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Các tổ chức tham mưu: + Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam); + Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; + Phòng Pháp chế, Thanh tra; + Phòng Giống vật nuôi; + Phòng Thức ăn chăn nuôi; + Phòng Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế. - Các đơn vị sự nghiệp công lập: + Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định Chăn nuôi có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng để hoạt động theo quy định pháp luật. Trụ sở chính Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội. + Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định; Cục trưởng Cục Chăn nuôi có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Cục theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt trực thuộc Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: - Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. + Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức có tư cách pháp nhân) thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; + Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Các tổ chức tham mưu: + Văn phòng Cục (có bộ phận thường trực phía Nam); + Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; + Phòng Pháp chế, Thanh tra; + Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm; + Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả; + Phòng Sử dụng đất nông nghiệp và Môi trường; + Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng. - Cục Trồng trọt là cơ quan giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng; + Cục trưởng Cục Trồng trọt có trách nhiệm bố trí bộ máy, biên chế của Cục để thực hiện nhiệm vụ thường trực về Bảo hộ giống cây trồng, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Hiệp hội quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới theo Công ước UPOV 1991 mà Việt Nam đã tham gia; + Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy chế hoạt động của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng theo quy định. - Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội; Tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định; Cục trưởng Cục Trồng trọt có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại tổ chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật. Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi được quy định tại Điều 3 Quyết định 4066/QĐ-BNN-TCCB năm 2023. Cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt được quy định tại Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023.
Cục trồng trọt có nhiệm vụ gì trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp?
Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của Cục trồng trọt Theo Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB bao gồm ba cơ quan chính là Lãnh đạo Cục, các tổ chức tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định. Các tổ chức tham mưu bao gồm Văn phòng Cục; Phòng Kế hoạch, Tổng hợp; Phòng Pháp chế, Thanh tra; Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm; Phòng Cây công nghiệp, cây ăn quả; Phòng Sử dụng đất nông nghiệp và Môi trường; Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng; Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục gồm có Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội, các tổ chức có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định. Các đơn vị sự nghiệp khác được thành lập trên cơ sở Đề án do Cục xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt theo quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục trồng trọt Theo Điều 2 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có các nhiệm vụ quyền hạn sau -Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng; + Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng. - Trình Bộ ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch về chuyên ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục. Trong đó, đối với việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp Cục trồng trọt có các nhiệm vụ quyền hạn sau - Trình Bộ kế hoạch chuyển cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác thuộc lĩnh vực trồng trọt; - Trình Bộ tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; - Tham mưu trình Bộ và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại; hủy diệt sinh vật có ích trong canh tác theo quy định của pháp luật; - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; - Thẩm định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác trên cơ sở đề nghị của Bộ và địa phương theo quy định; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác; - Hướng dẫn việc bóc, sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình theo quy định; - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; - Điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích trong canh tác theo quy định; k) Thực hiện quyền và trách nhiệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, Cục trồng trọt còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng tại Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB có hiệu lực từ ngày 11/10/2023.