Một số trường hợp, người dân khi trao đổi mua bán không chịu nhận tiền lẻ như 500 đồng, 1.000 đồng, vậy có đúng quy định pháp luật không? Hiện nay, các mệnh giá tiền Việt Nam nào còn đang được lưu hành?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND". Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, những loại mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành hiện nay là:
Tiền giấy
1. Giấy bạc 500.000 đồng.
- Nội dung mặt trước: Dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" Quốc huy - Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên - Mệnh giá 500.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
2. Giấy bạc 200.000 đồng
- Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh vịnh Hạ Long - Mệnh giá 200.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
3. Giấy bạc 100.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh văn miếu - Quốc Tử giám - Mệnh giá 100.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
4. Giấy bạc 50.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Huế - Mệnh giá 50.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
5. Giấy bạc 20.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh Chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam - Mệnh giá 20.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
6. Giấy bạc 10.000 đồng
- Nội dung mặt sau:Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác dầu khí - Mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
7. Giấy bạc 5.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh thuỷ điện Trị An - Mệnh giá 5.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
8. Giấy bạc 2.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Xưởng dệt - Mệnh giá 2.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
9. Giấy bạc 1.000 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Cảnh khai thác gỗ - Mệnh giá 1.000 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
10. Giấy bạc 500 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh cảng Hải Phòng - Mệnh giá 500 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
11. Giấy bạc 200 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Sản xuất nông nghiệp - Mệnh giá 200 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
12. Giấy bạc 100 đồng
- Nội dung mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" - Phong cảnh tháp Phổ Minh - Mệnh giá 100 đồng bằng chữ và số - Hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
Tiền kim loại
1. Đồng tiền 5.000đ
- Mặt trước: hình Quốc huy
- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột.
2. Đồng tiền 2.000đ
- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 2.000 đồng, hình Nhà Rông.
3. Đồng tiền 1.000đ
- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 1.000 đồng, hình Thủy đình, Đền Đô.
4. Đồng tiền 500đ
- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 500 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc.
5. Đồng tiền 200đ
- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc.
Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
- Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
- Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành là một trong các hành vi bị cấm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg cũng quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
- Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
- Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, không được quyền từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Xem bài viết liên quan tại: Từ chối nhận tiền lẻ có vi phạm pháp luật?