Theo đó, định mức xe ô tô cứu thương như sau:
[1] Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, định mức xe ô tô cứu thương được xác định theo quy mô giường bệnh đã được cấp có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể như sau:
- Dưới 50 giường bệnh: Tối đa 01 xe
- Từ 50 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh: Tối đa 02 xe
- Từ 100 giường bệnh đến dưới 200 giường bệnh: Tối đa 03 xe
- Từ 200 giường bệnh đến dưới 300 giường bệnh: Tối đa 04 xe
- Từ 300 giường bệnh trở lên, nếu cứ tăng thêm 150 giường bệnh thì được bổ sung định mức 01 xe.
[2] Đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh
Việc xác định định mức sử dụng xe ô tô cứu thương căn cứ vào nhu cầu, quy mô dân số, vị trí địa lý làm cơ sở báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và hiệu quả đầu tư, sử dụng xe ô tô.
[3] Đối với cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin: Tối đa 01 xe.
[4] Đối với cơ quan, đơn vị không hoạt động trong lĩnh vực y tế nhưng có yêu cầu phải sử dụng xe ô tô cứu thương: Tối đa 01 xe.
Việc xác định định mức xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế và xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế được căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Điều lệ tổ chức, hoạt động; kế hoạch phát triển (nếu có) và tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị y tế
- Phạm vi, địa bàn hoạt động và quy mô dân số
- Số lượng, tần suất sử dụng của từng chủng loại xe ô tô tại thời điểm xác định định mức và dự kiến nhu cầu sử dụng của từng chủng loại xe ô tô trong 03 năm tiếp theo. Trường hợp cơ quan, đơn vị mới thành lập thì chỉ cần dự kiến nhu cầu sử dụng của từng chủng loại xe ô tô trong 03 năm tiếp theo.
Xem chi tiết tại Thông tư 31/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 23/12/2024.