Hướng dẫn xử lý giếng nước để ăn uống và sinh hoạt sau bão lũ

14/09/2024 11:17 AM

Ngày 06/9/2024, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) có Công văn 480/MT-SKMT về việc tập trung ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ, trong đó có hướng dẫn xử lý giếng nước để ăn uống và sinh hoạt sau bão lũ.

Như Ý

Hướng dẫn xử lý giếng nước để ăn uống và sinh hoạt sau bão lũ

Theo đó, để đảm bảo công tác đảm bảo nước sạch, xử lý vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế ứng phó với bão lũ số 3 và mưa lũ, Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và người dân thực hiện cách xử lý các giếng nước để ăn uống và sinh hoạt như sau:

(1) Đối với giếng khơi

Dù đã dùng nilông và nắp bịt miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nilông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Cần tiến hành vệ sinh, thau rửa giếng và khử khuẩn nước giếng:

Bước 1: Thau rửa giếng nước.

- Khơi thông tất cả các vũng nước đọng xung quanh khu vực giếng.

- Tháo bỏ nắp và nilông bịt miệng giếng.

- Nếu giếng ngập lụt, nước đục:

+ Phải tiến hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn. Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung. Nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc vài chục lít lên bể chứa rồi đánh phèn và khử khuẩn, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.

+ Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20 - 30 lít. Đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25 - 30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử khuẩn.

- Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng trong:

Vẫn phải khử khuẩn trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử khuẩn ngay nước trong giếng để sử dụng. Một vài tuần sau tiến hành thau rửa giếng.

Lưu ý:

- Các giếng đã bị ngập lụt thì nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới được sử dụng.

- Khi có hàng loạt giếng bị ngập lụt, nhu cầu cấp nước lớn mà không đủ lực lượng xử lý nước thì ở mỗi cụm dân cư chọn một vài giếng ít bị ô nhiễm xử lý trước để lấy nước dùng ngay.

- Nếu giếng ngập lụt, nước đục phải tiến hành thau vét giếng: Múc hoặc dùng máy bơm hút cạn bùn, nước.

- Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng trong: Vẫn phải khử khuẩn trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử khuẩn ngay nước trong giếng để sử dụng. Một vài tuần sau tiến hành thau rửa giếng.

Bước 2: Làm trong nước bằng phèn chua.

- Dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1m3. Hoà tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên thành giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử khuẩn.

Bước 3: Khử khuẩn giếng nước bằng các chế phẩm khử khuẩn nước sinh hoạt đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.

- Về nguyên tắc nước giếng sau khử khuẩn phải có nồng độ Clo hoạt động dư là 0,2 - 1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).

- Tính lượng  hóa chất khử khuẩn  cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết của hóa chất khử khuẩn là 10g/m3 (tham khảo cách tính lượng Cloramine ở Phụ lục kèm theo). Một số hoá chất đang được lưu hành như: Calcium Hypochlorite 0,546% w/w, Cloramine B 25% w/w…

- Múc một gầu nước, hoà lượng hoá chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào thành giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử khuẩn, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

- Sau khi khử khuẩn ngửi thấy mùi Clo thì việc khử khuẩn mới có tác dụng.

- Trong trường hợp không có hoá chất khử khuẩn, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử khuẩn.

(2) Đối với giếng khoan

Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa sau đó có thể sử dụng được. Cần lưu ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

Xem chi tiết tại Công văn 480/MT-SKMT ngày 06/9/2024.

 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 490

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 17:25 | 14/01/2025 Thông tư 63/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
  • 17:20 | 14/01/2025 Thông tư 62/2024/TT-NHNN ngày 31/12/2024 quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • 17:05 | 14/01/2025 Thông tư 01/2025/TT-BGDĐT ngày 10/01/2025 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
  • 16:50 | 14/01/2025 Thông tư 03/2025/TT-BYT ngày 13/01/2025 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế
  • 15:30 | 14/01/2025 Thông tư 94/2024/TT-BTC ngày 31/12/2024 sửa đổi Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường
  • 15:25 | 14/01/2025 Thông tư 96/2024/TT-BTC ngày 31/12/2024 bãi bỏ Thông tư 118/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính vốn vay ODA của Nhật Bản cho Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2)
  • 15:22 | 14/01/2025 Thông tư 93/2024/TT-BTC ngày 31/12/2024 sửa đổi Thông tư 21/2023/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025
  • 15:20 | 14/01/2025 Thông tư 65/2024/TT-BGTVT ngày 31/12/2024 sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT09/2023/TT-BGTVT sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT và các Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT
  • 15:15 | 14/01/2025 Nghị định 10/2025/NĐ-CP ngày 11/01/2025 sửa đổi Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
  • 15:00 | 14/01/2025 Thông tư 01/2025/TT-BTC ngày 09/01/2025 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ
172.70.147.121

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]