Theo đó, xây dựng các vùng đô thị lớn, đô thị lớn và cực lớn ở miền Bắc, miền Trung, phía Nam trở thành các cực tăng trưởng chủ đạo quốc gia và thúc đẩy liên kết đô thị và nông thôn với phát triển các ngành, lĩnh vực sau:
(i) Về giao thông
Các trục hạ tầng giao thông quốc gia, giao thông vùng liên kết vùng đô thị, trung tâm đô thị động lực, lan tỏa ảnh hưởng đến nông thôn; phát triển đô thị TOD trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hình thành các trọng tâm kinh tế - đô thị mới.
(ii) Về dịch vụ, thương mại
Tạo liên kết không gian công nghiệp, công nghệ cao, tài chính ngân hàng, viễn thông, dịch vụ vận tải giao thương quốc tế trong không gian đô thị, nông thôn.
(iii) Về du lịch
Tạo lập không gian đô thị gắn với ngành kinh tế du lịch, hình thành chuỗi trung tâm đô thị du lịch cấp quốc gia.
(iv) Về giáo dục, đào tạo
Khu vực đô thị, nông thôn đảm bảo phân bố hệ thống giáo dục theo bản kính phục vụ. Hình thành các đô thị đại học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
(v) Nông nghiệp phát triển nông thôn
Bảo vệ không gian nông nghiệp, tích hợp với không gian kinh tế, văn hoá, cảnh quan ở vùng nông thôn ven đô thị.
(vi) Khoa học công nghệ
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và thúc đẩy kế hoạch xây dựng mạng lưới đô thị thông minh, nông thôn thông minh.
(vii) Về văn hóa
Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế đô thị và nông thôn, thiết lập chương trình phục hồi giá trị văn hóa, lịch sử lồng ghép với phát triển đô thị và nông thôn kết hợp bảo tồn làng truyền thống.
(viii) Về tài nguyên môi trường
Kiểm soát đô thị hóa lan tỏa, phát triển đô thị và nông thôn gắn với phát triển hạ tầng xanh quốc gia, quản lý tài nguyên nước, phục hồi đa dạng sinh học, kiểm soát chất lượng môi trường.
Xem thêm chi tiết tại Quyết định 891/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ban hành.