Khai thác thủy sản là gì? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
14/12/2022 13:45 PM

Khai thác thủy sản là gì? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như thế nào? - Minh Khang (Long An)

Khai thác thủy sản là gì? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là gì? Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Khai thác thủy sản là gì?

Theo khoản 18 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

2. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản

Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản theo Điều 49 Luật Thủy sản 2017 như sau:

(1) Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển bao gồm:

- Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;

- Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;

- Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;

- Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;

- Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 49 Luật Thủy sản 2017 và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định.

(2) Căn cứ quy định tại (1) mục này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, giao hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(3) Căn cứ quy định tại (1) mục này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý.

(4) Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần. 

Trong trường hợp có biến động về nguồn lợi thủy sản trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề, điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài.

3. Quy định về Giấy phép khai thác thủy sản

Giấy phép khai thác thủy sản theo Điều 50 Luật Thủy sản 2017 như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

(2) Tổ chức, cá nhân quy định tại (1) mục này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

(3) Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:

- Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;

- Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);

- Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;

- Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;

- Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);

- Cảng cá đăng ký;

- Thời hạn của giấy phép.

(4) Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị mất, hư hỏng;

- Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;

- Giấy phép hết hạn.

(5) Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;

- Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;

- Tàu cá đã xóa đăng ký;

- Không còn đủ điều kiện quy định tại (2) mục này.

(6) Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:

- Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;

- Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.

(7) Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Thủy sản 2017

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,564

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn