Theo đó, quy định 04 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với 03 trường hợp nêu trên..
(Hiện nay, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển.)
Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/01/2023 và thay thế Nghị định 102/2017/NÐ-CP .
Quy định về thực hiện thủ tục trực tuyến tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2024; quy định đăng ký với bất động sản có hiệu lực từ thời điểm được quy định tại pháp luật về bất động sản.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY