Tổng hợp điểm mới của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015

18/12/2015 11:56 AM

Sau đây là những điểm mới nổi bật của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 (Luật MTTQVN 2015).

Khánh Vi

1. Về tổ chức

Luật MTTQVN 2015 dành riêng một điều quy định về tổ chức của MTTQVN từ trung ương đến địa phương:

- Ở trung ương có Ủy ban trung ương MTTQVN, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQVN và Ban Thường trực Ủy ban trung ương MTTQVN;

- Có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN.

2. Quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định về quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn quy định rõ quan hệ giữa Mặt trận với nhân dân và các tổ chức tại Điều 8 và Điều 9.

- MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân.

- Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của MTTQVN; giám sát hoạt động của MTTQVN để bảo đảm MTTQVN thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ giữa MTTQVN với tổ chức kinh tế, sự nghiệp là quan hệ tự nguyện nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQVN tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ thông qua các phương thức:

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân.

- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.

- Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo.

- Kết nạp, phát triển thành viên của MTTQVN.   

- Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc phối hợp giữa MTTQVN với cơ quan nhà nước và việc phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên của MTTQVN.

4. MTTQVN đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân

- Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp HĐND.

- Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật.

- Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân.

5. Quy định mới trong việc tham gia xây dựng nhà nước

Theo quy định tại Điều 23 Luật Mặt trận 2015, MTTQVN tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau:

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.

6. Hoạt động giám sát

MTTQVN giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQVN. Tăng thêm các hình thức giám sát sau:

- Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tổ chức đoàn giám sát.

- Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

7. Hoạt động phản biện xã hội

Phản biện xã hội của MTTQVN là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước.

Việc phản biện này sẽ thực hiện thông qua 3 phương pháp:

- Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

- Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

Luật MTTQVN 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,428

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 16:35 | 07/02/2025 Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 05/02/2025 phê duyệt Đề án Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật
  • 16:30 | 07/02/2025 Nghị định 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
  • 14:15 | 07/02/2025 Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 04/02/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
  • 11:30 | 07/02/2025 Công điện 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm
  • 08:00 | 06/02/2025 Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 04/02/2025 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân
  • 17:30 | 05/02/2025 Quy định 232-QĐ/TW ngày 20/01/2025 thi hành Điều lệ Đảng
  • 17:25 | 05/02/2025 Quyết định 143/QĐ-BTC ngày 247/01/2025 công bố thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
  • 16:10 | 05/02/2025 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24/01/2025 quy định Khung năng lực số cho người học
  • 14:20 | 05/02/2025 Quyết định 240/QĐ-TTg ngày 04/02/2025 về Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025
  • 11:00 | 05/02/2025 Công điện 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 về bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025
162.158.162.5

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]