1. Luật quản lý thuế 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 13/6/2019)
- Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Như vậy, không còn quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc như hiện hành yêu cầu người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế.
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế (hiện hành là 10 ngày làm việc).
Trường hợp cấp lại do bị mất, rách, nát, cháy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (hiện hành là 05 ngày làm việc).
- Kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN: Xem chi tiết tại đây.
- Luật hóa quy định về hóa đơn điện tử: Xem chi tiết tại đây.
- Thêm trường hợp được gia hạn nộp thuế: Xem chi tiết tại đây.
2. Luật kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2019)
- Bổ sung khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
- Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước:
+ Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Bổ sung quy định về việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm bảo đảm mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng, Tổng kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.
- Đơn vị được kiểm toán được quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.
3. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 (thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 15/11/2018)
- Quy định rõ phạm vi thông tin bí mật nhà nước (BMNN) thuộc từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như:
+ Thông tin về giáo dục và đào tạo có đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;
+ Thông tin về y tế, dân số có thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;
- Quy định thời hạn bảo vệ BMNN là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của BMNN đến hết thời hạn sau đây:
+ 30 năm đối với BMNN độ Tuyệt mật;
+ 20 năm đối với BMNN độ Tối mật;
+ 10 năm đối với BMNN độ Mật.
- Các trường hợp BMNN được giải mật toàn bộ hoặc một phần gồm có:
+ Hết thời hạn bảo vệ BMNN quy định tại Điều 19 và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018;
+ Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
+ Không còn thuộc danh mục BMNN.
4. Luật dân quân tự vệ 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 22/11/2019)
- Về thành phần của dân quân tự vệ:
+ Không còn phân chia dân quân tự vệ thành dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi như Luật dân quân tự vệ 2009;
+ Bổ sung thêm trong thành phần có dân quân tự vệ thường trực và dân quân tự vệ biển.
- Thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, đơn cử như:
+ Nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
+ Người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
XEM TIẾP
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY