1. Hệ số điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH áp dụng năm 2020
Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 1 (đối tượng đóng BHXH bắt buộc) của Thông tư này theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng thực hiện theo bảng 1.
Ngoài năm 2019 và 2020 có mức điều chỉnh là 1.00 (tức không tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh) thì mức điều chỉnh đối với các năm từ 2018 trở về trước dao động từ 1,03 - 4,85.
Các quy định tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/01/2020.
2. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học
Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
- Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
- Văn bằng trình độ tương đương quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Quy định về dự toán gói thầu xây dựng
Ngày 26/12/2019, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo đó, dự toán gói thầu xây dựng bao gồm:
- Dự toán gói thầu thi công xây dựng;
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
- Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị;
- Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
- Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC);
- Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP);
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC);
- Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC);
- Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay);
- Dự toán gói thầu xây dựng khác.
4. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi
Đây là quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được xác định là đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường có các trách nhiệm sau:
- Điều tra, đánh giá chi tiết môi trường;
- Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, theo dõi, giám sát.
Thông tư 25/2019/TT-BTNMT được ban hành ngày 31/12/2019.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY