Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
27/01/2024 13:44 PM

Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024 là thông tư nào? – Thúy Hằng (Thái Bình)

Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

Thông tư hướng dẫn mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024 là Thông tư 324/2016/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 04/02/2017, áp dụng từ năm ngân sách 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

- Thông tư 93/2019/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 14/02/2020 và áp dụng từ năm ngân sách 2020.

- Thông tư 51/2022/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 11/08/2022 và được áp dụng từ năm ngân sách 2022.

Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

>>> Xem thêm: Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BTC năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.

Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BTC

2. Công văn hướng dẫn thực hiện mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

Công văn hướng dẫn thực hiện mục lục ngân sách nhà nước là Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

- Công văn 830/BTC-KBNN năm 2018.

- Công văn 8101/BTC-KBNN năm 2022.

Công văn hướng dẫn thực hiện mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

3. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước mới nhất 2024

Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong công tác lập dự toán; quyết định, phân bổ, giao dự toán; chấp hành, kế toán, quyết toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước, bao gồm: Chương; Loại, Khoản; Mục, Tiểu mục; Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia; Nguồn ngân sách nhà nước; Cấp ngân sách nhà nước.

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương”

Chương dùng để phân loại thu, chi ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng. Mỗi cấp ngân sách bố trí một Chương đặc biệt (Các quan hệ khác của ngân sách) để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách không thuộc dự toán giao cho các cơ quan, tổ chức.

Danh mục mã chương

(Khoản 1 Điều 2 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Loại, Khoản”

- Loại dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo lĩnh vực chi ngân sách được quy định tại Điều 36 và Điều 38 của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

- Khoản là phân loại chi tiết của Loại, dùng để phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo ngành kinh tế quốc dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Danh mục mã Loại, Khoản

(Khoản 1 Điều 3 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Mục và Tiểu mục”

- Mục dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ nội dung kinh tế theo các chính sách, chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.

Các Mục có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Tiểu nhóm.

Các Tiểu nhóm có tính chất giống nhau theo yêu cầu quản lý được tập hợp thành Nhóm.

- Tiểu mục là phân loại chi tiết của Mục, dùng để phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo các đối tượng quản lý trong từng Mục.

Danh mục mã Mục, Tiểu mục

(Khoản 1 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia”

- Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.

- Các nhiệm vụ chi cần được theo dõi riêng gồm cả các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế và chương trình, mục tiêu, dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên, phạm vi thực hiện rộng, kinh phí lớn.

Danh mục mã chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia

(Khoản 1 Điều 5 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Nguồn ngân sách nhà nước”

Nguồn ngân sách nhà nước là nguồn được xác định trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, được phân loại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước, cụ thể:

- Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước.

(Khoản 1 Điều 6 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

Mục lục ngân sách nhà nước theo “Cấp ngân sách nhà nước”

- Cấp ngân sách được phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chính quyền để hạch toán các khoản thu, chi ngân sách nhà nước của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

- Cấp ngân sách bao gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.

(Khoản 1 Điều 7 Thông tư 324/2016/TT-BTC)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,717

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn