Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
28/04/2023 08:00 AM

Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hiện nay được pháp luật quy định thế nào? - Quốc Minh (Tiền Giang)

Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Tiêu chuẩn với người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:

- Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

+ Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

- Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

+ Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

- Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:

+ Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

+ Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Huấn luyện thực hành:

+ Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

+ Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

+ Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

+ Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

+ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c khoản 4 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) phù hợp với kinh nghiệm.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.

- Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP), người huấn luyện sơ cấp cứu.

- Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:

* Huấn luyện nhóm 1:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: 

+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; 

+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; 

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; 

+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

* Huấn luyện nhóm 2:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: 

+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; 

+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; 

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; 

+ Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; 

+ Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; 

+ Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; 

+ Công tác Điều tra tai nạn lao động; 

+ Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;

+ Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

+ Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

* Huấn luyện nhóm 3:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: 

+ Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; 

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; 

+ Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; 

+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; 

+ Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; 

+ Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: 

+ Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; 

+ Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; 

+ Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

* Huấn luyện nhóm 4:

- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: 

+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; 

+ Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; 

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; 

+ Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; 

+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; 

+ Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

* Huấn luyện nhóm 5:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: 

+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; 

+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; 

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; 

+ Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

* Huấn luyện nhóm 6:

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,137

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn