Phi công quân sự là ai? Tiêu chuẩn với phi công quân sự

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
06/04/2023 11:30 AM

Phi công quân sự là ai? Tiêu chuẩn với phi công quân sự hiện nay được quy định như thế nào? - Hoàng Lâm (Hải Phòng)

Phi công quân sự là ai? Tiêu chuẩn trở thành phi công quân sự

Phi công quân sự là ai? Tiêu chuẩn với phi công quân sự (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Phi công quân sự là ai?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 120/2020/TT-BQP thì phi công quân sự là người trực tiếp điều khiển hoặc tham gia điều khiển máy bay quân sự trên không.

Chủng loại, tính năng của phương tiện bay có phi công tiêm kích, phi công tiêm kích bom, phi công ném bom (cường kích), phi công trinh sát tuần thám, phi công vận tải, phi công trực thăng, phi công thử nghiệm.

2. Tiêu chuẩn với phi công quân sự

Tiêu chuẩn với phi công quân sự theo Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BQP như sau:

* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 3 máy bay phản lực:

- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:

+ Là phi công quân sự máy bay phản lực không cấp;

+ Đã được sát hạch, phê chuẩn bay các khoa mục kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu phù hợp với tính năng của máy bay theo giáo trình huấn luyện chiến đấu và Điều lệ bay do cấp có thẩm quyền ban hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn và ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa).

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 400 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 450 giờ;

+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 50 giờ.

* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 2 máy bay phản lực:

- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:

+ Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 3;

+ Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa) và đêm khí tượng giản đơn.

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 550 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 650 giờ;

+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 80 giờ.

* Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực:

- Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:

+ Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2;

+ Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BQP trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

+ Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ;

+ Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.

3. Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự

Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự theo Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP như sau:

- Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ):

+ Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 3;

+ Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 2;

+ Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 1.

- Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường:

+ Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 3;

+ Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 2;

+ Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 1.

- Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay:

+ Phi công giảng viên bay quân sự cấp 3;

+ Phi công giảng viên bay quân sự cấp 2;

+ Phi công giảng viên bay quân sự cấp 1.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,283

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn