Tải app trên IOS

Phân biệt Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
02/06/2022 11:16 AM

Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh là những biểu thị cơ bản của một quốc gia. Nó nói lên danh xưng, thể chế chính trị và mục tiêu chính trị của một đất nước và con người về cội nguồn, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam.

1. Quốc hiệu

Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một quốc gia, nó có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ, bên cạnh đó danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc.

Quốc hiệu của quốc gia Việt Nam là “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14.

 

quốc hiệu

Quốc hiệu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Quốc kỳ

Quốc kỳ có nghĩa là lá cờ của quốc gia, là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia.

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. (Được quy định khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013).

quốc kỳ

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Quốc huy

Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia, Quốc huy của mỗi quốc gia thường được quy định trong Hiến pháp.

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Được quy định tại khoản 2 Điều 13 Hiến pháp 2013).

quốc huy

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Quốc ca

Quốc ca là bài hát chính thức của một quốc gia được dùng trong các nghi lễ trọng thể. Quốc ca của mỗi quốc gia thường được quy định trong hiến pháp của quốc gia đó.

Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca. (Được quy định tại khoản 3 Điều 13 Hiến pháp 2013)

quốc ca

Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5. Quốc khánh

Quốc khánh là ngày khai sinh ra một nước, một dân tộc, có thể xem đây là ngày lễ lớn nhất của một quốc gia và là sự kiện trọng đại nhất của đất nước đó.

Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945. (Được quy định tại khoản 4 Điều 13 Hiến pháp 2013).

quốc khánh

Ngày 02 tháng 9 Quốc khánh của Việt Nam

>>> Xem thêm: Ngày lễ 1/5 có bắt buộc treo quốc kỳ trước cửa nhà không? Nếu không treo quốc kỳ có bị xử phạt không?

Được bắn pháo hoa vào lúc 0h ngày Quốc khánh ở nước ta hay không? Thời lượng bắn pháo hoa cụ thể vào ngày này là bao lâu?

Chí Nhân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 63,400

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]