Các trường hợp được rời hiện trường khi gây tai nạn giao thông

09/01/2019 08:40 AM

Một bạn đọc ở Long An thắc mắc: “Nếu không may tôi lái xe gây tai nạn giao thông, tôi rời khỏi hiện trường để tránh trường hợp bị người nhà nạn nhân đánh thì có bị nặng tội hơn không? Trường hợp nào thì người gây tai nạn giao thông được phép rời khỏi hiện trường? Tôi cảm ơn!”

tai nạn giao thông

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Như vậy, nếu trường hợp bạn gây tai nạn mà có hành vi đe dọa đến tính mạng của bạn (như là người nhà nạn nhân, người xung quanh vây đánh…) thì bạn có thể rời khỏi hiện trường để đảm bảo tính mạng của mình nhưng bạn phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Còn trường hợp người gây ra tai nạn giao thông rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn là tình tiết định khung tăng nặng theo Khoản 2 Điều 260 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thanh Hữu

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,251

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn