Chính sách mới >> Tài chính 06/06/2023 07:38 AM

Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có gì khác nhau?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
06/06/2023 07:38 AM

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát thường xuất hiện với nhau trong các báo cáo thống kê kinh tế. Vậy giữa lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có gì khác nhau? – Công Thanh (Long An)

Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có gì khác nhau?

Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có gì khác nhau? (Hình từ internet)

Chỉ số lạm phát cơ bản được tính thế nào?

Chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng.

Phương pháp chung của việc tính toán chỉ số lạm phát cơ bản là nhằm loại bỏ những biến động tạm thời hay còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên của giá một số mặt hàng trong tỷ lệ lạm phát chung.

Phương pháp phổ biến được dùng để tính chỉ số lạm phát cơ bản là phương pháp loại trừ trực tiếp vì phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và dễ hiểu đối với người sử dụng.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 của Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ được tính thế nào?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện phục vụ tính CPI gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định.

Chỉ số giá vàng, chỉ số giá Đô la Mỹ là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của mặt hàng vàng và Đô la Mỹ trên thị trường.

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

CPI được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. CPI được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.

CPI của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.

CPI của 6 vùng kinh tế - xã hội được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.

CPI của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của các vùng kinh tế - xã hội với quyền số tương ứng.

Có thể thấy tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng của các năm. Do đó, nếu năm sau giỏ hàng hóa có giá cao hơn năm trước càng nhiều thì tỷ lệ lạm phát sẽ càng lớn.

Giá cả tăng nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng tăng và đồng thời, đồng tiền cũng mất đi một phần giá trị vì thế lạm phát cũng gia tăng. Tuy nhiên, CPI chỉ là một trong những nhân tố để đo lường tỷ lệ lạm phát.

CPI được lấy dựa vào giỏ hàng hóa đại diện nhưng thói quen tiêu dùng là khác nhau tùy từng địa phương, mức thu nhập,..

Vì vậy, sử dụng CPI để tính lạm phát sẽ không bao quát được tất cả ngành hàng. Từ đó dẫn đến kết quả tỷ lệ lạm phát được tính ra sẽ không khách quan.

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2021-2022:

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố nhưng lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt. Với mức lạm phát 1,84%, năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%.

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%.

Nguồn: Nghị định 94/2022/NĐ-CP

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 39,293

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]