Câu hỏi kèm đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
24/05/2024 08:48 AM

Xin cho tôi biết câu hỏi kèm đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024? - Quang Tùng (Hà Nội)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Câu hỏi kèm đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tuần thi 4 bắt đầu từ 8h00 ngày 24/5/2024 đến 23h00 ngày 31/5/2024. Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:

Câu hỏi số 1: Trong số các công trình kiến trúc lớn tại Hà Nội xây dựng thời Pháp thuộc, công trình nào hiện nay không còn tồn tại?

A. Nhà thờ lớn Thánh Joseph

B. Dinh thống sứ Bắc Kỳ

C. Khu Đấu xảo

D. Phủ toàn quyền Đông Dương

Câu hỏi số 2: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu , trong đó Khu Đại La gồm bao nhiêu làng ?

A. 31 làng

B. 32 làng

C. 33 làng

D. 30 làng

Câu hỏi số 3: Trận đánh ngày 14/2/1947 của Liên khu 1 anh hùng diễn ra tại địa điểm nào?

A. Chợ Hàng Da

B. Chợ Cửa Nam

C. Chợ Đồng Xuân

D. Chợ Hàng Bè

Câu hỏi số 4: Bệnh viện nào sau đây được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc?

A. Bệnh viện Việt Đức

B. Bệnh viện Bạch Mai

C. Tất cả các đáp án đều đúng

D. Bệnh viện Xanh Pôn

Câu hỏi số 5: Trong quá trình xây dựng và phát triển, giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1954, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có tên gọi là gì?

A. Bệnh viện Pasteur

B. Bệnh viện Hoffmann

C. Tất cả các đáp án đều không đúng

D. Bệnh viện Yersin

Câu hỏi số 6: Bài hát "Tiến về Hà Nội" được cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm nào?

A. Năm 1947

B. Năm 1951

C. Năm 1949

D. Năm 1954

Câu hỏi số 7: Thời kỳ toàn quốc kháng chiến (12/1946), đây là nơi được chọn làm điểm trung chuyển đón tiếp thương binh sau những trận chiến đấu ác liệt từ nội thành khu A rồi sau đó chuyển về hậu cứ?

A. Chùa Phổ Linh

B. Chùa Kim Liên

C. Chùa Vạn Ngọc

D. Chùa Ba Làng

Câu hỏi số 8: Địa phương nào trước đây được gọi là "Tứ Tổng" - Địa danh gắn liền với sự kiện Trung đoàn Thủ đô thực hiện "cuộc rút lui thần kỳ"?

A. Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ

B. Phường Quảng An, quận Tây Hồ

C. Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ

D. Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ

Câu hỏi số 9: Kiến trúc sư người Pháp nào đã đóng vai trò trong việc quy hoạch đô thị Hà Nội?

A. Ernest Hébrard

B. Henri Vildieu

C. Henri Cerutti

D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu hỏi số 10: Đội thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu (tiền thân của Đoàn Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu) ra đời vào thời gian nào?

A. Tháng 11/1942

B. Tháng 10/1945

C. Tháng 10/1943

D. Tháng 11/1944

Câu hỏi số 11: Người đội trưởng đã chỉ huy đội du kích Hồng Hà thực hiện trận đánh cảm tử chống lại lực lượng của Pháp, bảo vệ cho Trung đoàn Thủ đô rút lui an toàn là ai?

A. Lê Gia Đỉnh

B. Nguyễn Viết Xuân

C. Nguyễn Ngọc Nại

D. Tô Vĩnh Diện

Câu hỏi số 12: Theo Sắc lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh, đâu là khu Nội thành Hà Nội?

A. Khu Đồng Xuân

B. Tất cả các đáp án đều đúng

C. Khu Thăng Long

D. Khu Trúc Bạch

Câu hỏi số 13: Công viên Lê Nin thời Pháp thuộc từng có tên gọi là gì?

A. Vườn Carnot

B. Vườn hoa Robin

C. Vườn hoa Pasteur (Square)

D. x

Câu hỏi số 14: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu , trong đó Khu Lãng Bạc gồm bao nhiêu làng ?

A. 23 làng

B. 22 làng

C. 20 làng

D. 21 làng

Câu hỏi số 15: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu, trong đó Khu Đống Đa gồm bao nhiêu làng ?

A. 27 làng

B. 29 làng

C. 28 làng

D. 26 làng

Câu hỏi số 16: Nhà Hát lớn Hà Nội được xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1899

B. Năm 1900

C. Năm 1901

D. Năm 1902.

Câu hỏi số 17: Sau Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội gồm bao nhiêu khu nội thành và xã ngoại thành:

A. 5 khu nội thành và 130 xã ngoại thành

B. 6 khu nội thành và 130 xã ngoại thành

C. 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành

D. 6 khu nội thành và 120 xã ngoại thành

Câu hỏi số 18: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (kỳ họp thứ 2, khóa I) đã thông qua bản Hiếp pháp năm 1946. Địa điểm diễn ra kỳ họp này tại đâu?

A. Tất cả các đáp án đều không đúng

B. Khách sạn Metropole

C. Bắc Bộ Phủ

D. Nhà hát lớn Hà Nội

Câu hỏi số 19: Ngày 04/11/1954, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội thành lập, hệ thống chính quyền cơ sở được thiết lập, kiện toàn. Nội thành Thủ đô được chia thành bao nhiêu khu phố?

A. 36 Khu phố.

B. 35 Khu phố.

C. 37 Khu phố.

D. 34 Khu phố.

Câu hỏi số 20: Theo Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội, Nội thành Hà Nội quận 2 gồm:

A. 8 khu phố và 20 làng

B. 9 khu phố và 21 làng

C. 9 khu phố và 20 làng

D. 8 khu phố và 21 làng

Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng tối đa không quá 500 từ)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

>> Xem tại đây.

Nội dung Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).

- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

(Nguồn Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)

Quy định về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội

- Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.

- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.

- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch khác của Thủ đô phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia liên quan trực tiếp đến Thủ đô phải được lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bảo đảm phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Việc lập và thực hiện quy hoạch phải bảo đảm nguyên tắc công khai, đồng bộ, ổn định, lâu dài.

(Điều 8 Luật Thủ đô 2012)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 27,430

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn