Lộ trình tăng mức đóng BHYT theo đề xuất mới: Doanh nghiệp, người dân đóng BHYT thêm bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
28/02/2024 06:45 AM

Khi sửa Luật Bảo hiểm y tế sẽ có lộ trình tăng mức đóng BHYT, vậy doanh nghiệp, người dân đóng BHYT thêm bao nhiêu tiền?

Đề xuất lộ trình tăng mức đóng BHYT khi sửa Luật Bảo hiểm y tế

Đ xut l trình tăng mc đóng BHYT khi sửa Luật Bảo hiểm y tế (Hình từ internet)

Đ xut l trình tăng mc đóng BHYT

Theo Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, có 03 phương án được đề xuất giả định để tăng mức đóng BHYT theo lộ trình như sau:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ tŕnh tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ tŕnh như sau:

- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,1% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

Phương án 2: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ trình như sau:

- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,4% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

Phương án 3: Giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, tức là giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa (6%) và cũng không đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

Đánh giá tác động của 3 phương án về lộ trình tăng mức đóng BHYT

Sau đây là nội dung đánh giá tác động của từng phương án đến doanh nghiệp và người dân từ việc tăng mức đóng BHYT theo lộ trình theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

1. Đánh giá đối với phương án 1

Tác động về kinh tế của việc tăng mức đóng BHYT theo phương án 1 như sau:

1.1. Tác động đối với doanh nghiệp:

**Tác động tích cực: Việc tăng mức đóng sẽ làm tăng nguồn quỹ khám chữa bệnh BHYT và góp phần tăng quyền lợi của người dân từ đó tăng việc tiếp cận nhiều dịch vụ với chất lượng tốt hơn, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc, tăng hiệu quả điều trị các bệnh tật. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông qua đó sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

**Tác động tiêu cực:

- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế: doanh nghiệp đóng bổ sung 3.894,6 tỷ đồng với mức đóng là 5,1% và 9.736,5 tỷ đồng với mức đóng là 6%.

Theo số liệu từ Bảo hiểm xă hội Việt Nam năm 2021, số tiền doanh nghiệp/ người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế là 29.209,4 tỷ đồng, tương ứng với mức đóng 2/3 của 4,5% của lương tháng của người lao động. Theo lộ tŕnh tăng mức đóng đến năm 2025 và 2035, dự kiến doanh nghiệp cần đóng bổ sung như sau:

+ Đến năm 2025, tăng mức đóng lên 5,1%: doanh nghiệp đóng bổ sung 3.894,6 tỷ đồng.

+ Đến năm 2035, tăng mức đóng lên 6%: doanh nghiệp đóng bổ sung 9.736,5 tỷ đồng.

1.2. Tác động đối với người dân:

**Tác động tích cực: Mặc dù tăng mức đóng ban đầu sẽ làm người dân phải đóng phí BHYT cao hơn tuy nhiên khi quỹ BHYT tăng thêm sẽ nâng cao quyền lợi và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia, từ đó người dân được tăng cường tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có chất lượng hơn.

Về lâu dài nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân.

**Tác động tiêu cực:

Người lao động đóng bổ sung 1.947,3 tỷ đồng và hộ gia đ́nh đóng bổ sung 1.809,6 tỷ đồng với mức đóng 5,1%; người lao động đóng bổ sung 4.868,2 tỷ đồng và hộ gia đ́nh đóng bổ sung 4.524,0 tỷ đồng với mức đóng là 6%.

Theo số liệu từ Bảo hiểm xă hội Việt Nam năm 2021, số tiền người lao động đóng bảo hiểm y tế là 14.604,7 tỷ đồng, tương ứng với mức đóng 1/3 của 4,5% lương tháng; số tiền hộ gia đ́nh đóng là 13.571,9 tỷ đồng, tương ứng với 4,5% lương cơ sở.  Theo lộ tŕnh tăng mức đóng đến năm 2025 và 2035, dự kiến người lao động và hộ gia đ́nh cần đóng bổ sung như sau:

+ Đến năm 2025, tăng mức đóng lên 5,1%: người lao động đóng bổ sung 1.947,3 tỷ đồng; hộ gia đ́nh đóng bổ sung 1.809,6 tỷ đồng.

+ Đến năm 2035, tăng mức đóng lên 6%: người lao động đóng bổ sung 4.868,2 tỷ đồng; hộ gia đ́nh đóng bổ sung 4.524,0 tỷ đồng.

2. Đánh giá đối với phương án 2

Tác động về kinh tế của việc tăng mức đóng BHYT theo phương án 2 như sau:

2.1. Tác động đối với doanh nghiệp:

- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế: doanh nghiệp đóng bổ sung 5.841,9 tỷ đồng với mức đóng là 5,4% và 9.736,5 tỷ đồng với mức đóng là 6%.

Theo số liệu từ Bảo hiểm xă hội Việt Nam năm 2021, số tiền doanh nghiệp/ người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế là 29.209,4 tỷ đồng, tương ứng với mức đóng 2/3 của 4,5% của lương tháng của người lao động. Theo lộ tŕnh tăng mức đóng đến năm 2025 và 2035, dự kiến doanh nghiệp cần đóng bổ sung như sau:

+ Đến năm 2025, tăng mức đóng lên 5,4%: doanh nghiệp đóng bổ sung 5.841,9 tỷ đồng.

+ Đến năm 2035, tăng mức đóng lên 6%: doanh nghiệp đóng bổ sung 9.736,5 tỷ đồng.

2.2. Tác động đối với người dân:

**Tác động tích cực: Mặc dù tăng mức đóng ban đầu sẽ làm người dân phải đóng phí BHYT cao hơn tuy nhiên khi quỹ BHYT tăng thêm sẽ nâng cao quyền lợi và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia, từ đó người dân được tăng cường tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có chất lượng hơn.Về lâu dài nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân.

**Tác động tiêu cực:

- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế: người lao động đóng bổ sung 2.920,9 tỷ đồng và hộ gia đ́nh đóng bổ sung 2.714,4 tỷ đồng với mức đóng 5,4%; người lao động đóng bổ sung 4.868,2 tỷ đồng và hộ gia đ́nh đóng bổ sung 4.524,0 tỷ đồng với mức đóng là 6%.

Theo số liệu từ Bảo hiểm xă hội Việt Nam năm 2021, số tiền người lao động đóng bảo hiểm y tế là 14.604,7 tỷ đồng, tương ứng với mức đóng 1/3 của 4,5% lương tháng; số tiền hộ gia đ́nh đóng là 13.571,9 tỷ đồng, tương ứng với 4,5% lương cơ sở.  Theo lộ tŕnh tăng mức đóng đến năm 2025 và 2035, dự kiến người lao động và hộ gia đ́nh cần đóng bổ sung như sau:

+ Đến năm 2025, tăng mức đóng lên 5,4%: người lao động đóng bổ sung 2.920,9 tỷ đồng; hộ gia đ́nh đóng bổ sung 2.714,4 tỷ đồng.

+ Đến năm 2035, tăng mức đóng lên 6%: người lao động đóng bổ sung 4.868,2 tỷ đồng; hộ gia đ́nh đóng bổ sung 4.524,0 tỷ đồng.

3. Đánh giá đối với phương án 3

Tác động về kinh tế của việc tăng mức đóng BHYT theo phương án 2 như sau:

3.1. Tác động đối với doanh nghiệp:

**Tác động tích cực: Không thay đổi mức đóng nên doanh nghiệp không phải chịu tác động tăng chi cho phần chủ sở hữu lao động đóng.

** Tác động tiêu cực: Không có.

3.2. Tác động đối với người dân:

**Tác động tích cực: Người dân không phải tăng mức đóng bảo hiểm y tế

**Tác động tiêu cực: Không tăng mức độ bảo đảm tài chính cho người bệnh, tỷ lệ chi tiền túi của người dân không giảm.

Xem thêm nội dung tại Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHYT hiện hành theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

(1) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

(2) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

(3) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

(4) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

(5) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

(6) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Lưu ý: Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm (6).

Trường hợp đối tượng quy định nêu trên có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,421

Bài viết về

Bảo hiểm y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn