Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
25/10/2022 11:51 AM

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào? – Trường An (TPHCM).

Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Hiện hành, nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức trong Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

Cụ thể, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ); đào tạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

(1) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước ở trong nước:

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, công nghệ thông tin, ngoại ngữ.

- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; chứng chỉ ACCA, CPA Australia.

- Các kiến thức, kỹ năng khác.

(2) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước ở nước ngoài:

- Kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

- Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán.

- Kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kiến thức khác.

- Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của Kiểm toán nhà nước.

Các loại Chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước, bao gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 04 tuần;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 06 tuần;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp, thời gian thực hiện tối đa đối với mỗi cấp độ là 08 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm, bao gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần.

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa 01 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng khác do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.

Đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức Kiểm toán nhà nước

Các đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả học tập và đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo các quy định hiện hành.

Hằng năm, các đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện bồi dưỡng báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức, viên chức.

Cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho các chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành

- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp Chứng chỉ bồi dưỡng cho các chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, gồm:

+ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;

+ Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

+ Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

- Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm lập cơ sở dữ liệu để theo dõi và quản lý việc cấp Chứng chỉ theo quy định.

- Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp một lần sau khi khóa học kết thúc. Trường hợp Chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được Cấp chứng chỉ làm đơn đề nghị có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức thì được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.

- Việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng đối với các chương trình bồi dưỡng ngoài các chương trình nêu trên do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Điều kiện được cấp Chứng chỉ

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.

- Hòan thành đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án phải đạt từ 50% điểm tối đa trở lên theo thang điểm chấm.

- Chấp hành đầy đủ nội quy học tập theo Quy chế tổ chức lớp học.

>>> Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiểm toán nhà nước là gì? Tổ chức nào có trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiểm toán nhà nước?

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì? Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước hằng năm ra sao?

Hoạt động thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,337

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn