Chiến sĩ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ không? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, các Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ sẽ có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông, cụ thể:
- Phạt cảnh cáo;
Ví dụ: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Ví dụ các hành vi vi phạm như sau:
+ Xử phạt người điều khiển xe ô tô:
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
...
(Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
+ Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
...
(Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
+ Xử phạt người điều khiển xe đạp
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
(Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Ngoài việc tiến hành xử phạt theo phạm vi thẩm quyền của mình, các chiến sĩ Công an nhân dân có được quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đối với các hành vi vi phạm đó.
(Điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Chức năng của Công an nhân dân Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. (Điều 15 Luật Công an nhân dân 2019) |
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông: Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY Hoặc Quét mã QR dưới đây: |