Cách xác định chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP là một trong các đối tượng sau đây:
(1) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
(2) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
(3) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
(4) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
(5) Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
(6) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
(7) Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì:
Chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định tại (1) hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại (2), (3), (4), (5) và (6) mục này là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo tham gia giao thông trên đường bộ.
Quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện theo Điều 4a Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
* Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc gồm những hành vi vi phạm sau đây:
- Hành vi vi phạm quy định về xếp hàng hóa tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện hành vi chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông của phương tiện;
- Các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm;
- Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4a Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nhưng đã được thực hiện xong trước thời điểm người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm.
Trong trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để xác định chính xác thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, thì các hành vi vi phạm này vẫn được xác định là còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
* Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4a Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) là các hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY
Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY
Hoặc Quét mã QR dưới đây: