Cầu phao là gì? Tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
11/09/2024 10:15 AM

Cầu phao chỉ sử dụng cho hệ thống đường bộ nào? Tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ được quy định thế nào?

Cầu phao là gì?

Tại Tiêu chuẩn ngành 22TCN 86:1986 về Quy trình thiết kế bến phà, bến cầu phao đường bộ quy định:

Phà, cầu phao là các phương tiện cho xe và người vượt qua dòng nước khi tuyến đường chưa có phương tiện khác hoặc do yêu cầu riêng biệt.

Bến phà, bến cầu phao chủ yếu là đường lên xuống mặt bến phà và các công trình phục vụ cho việc qua sông được an toàn nhanh chóng. Đối tượng của quy trình này nhằm chủ yếu cho việc thiết kế bến để phà canô lai dắt cập vào bến dốc và cầu phao bắc vào mố cầu.

Theo TCVN 9859:2013, các thuật ngữ cầu phao, bến phà, bến cầu phao được hiểu như sau:

Cầu phao (Floating Bridge): Các cầu nổi trên mặt nước có kết cấu như xà lan hoặc phao nâng đỡ hệ bản mặt cầu và các tải trọng động tác dụng lên cầu phao.

Bến phà (Ferry Berth): Kết cấu bền dùng cho các phà cập bờ

Bền cầu phao (Floating Bridge Berth): Kết cấu bến phao thường dùng đối với vùng sông có địa hình đáy sâu khi phà không thể trực tiếp cập bờ vào bến.

Tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ

Tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ (Hình từ internet)

Quy định chung trong tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ

Nội dung được đề cập tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9859:2013 (ISO 2795:1991) về Bến phà, bến cầu phao đường bộ - Yêu cầu thiết kế.

Theo TCVN 9859:2013, một số quy định chung trong tiêu chuẩn bến phà, bến cầu phao đường bộ được nêu ra như sau:

1. Bến phà, bến cầu phao được phân làm 3 loại A, B và C tùy theo thời gian sử dụng và độ bền vững của bến như Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại bến phà, bến cầu phao

Loại bến

Phạm vi sử dụng

Điều kiện sử dụng

Đặc trưng cấu tạo

A

Tải trọng nặng H30-XB.80 hoặc HL 93

Địa chất thủy văn ổn định

Bến vĩnh cửu không sử dụng bến cầu phao

Bến vĩnh cửu, bến có kết cấu bê tông cốt thép

B

Tải trọng H18-X60 hoặc 0,65 HL-93

Địa chất thủy văn tương đối ổn định.

Bến bán vĩnh cửu không sử dụng bến cầu phao

Bến bán vĩnh cửu, kết cấu bê tông đá xây

C

Xe tải nhẹ < 3,5 T

Địa chất thủy văn tương đối ổn định

Kết cấu bến kiểu tạm lát đá xây khan, đổ rọ đá, cọc gỗ, cọc ray bảo vệ mép bến

2. Bến phà được chia làm 6 cấp, các cấp kỹ thuật được quy định ở Bảng 2.

Bảng 2 - Các cấp kỹ thuật bến phà

Các đặc trưng chủ yếu

Các cấp kỹ thuật

Hệ đầu bến

Một đầu bến phà

I

II

III

IV

V

VI

Lưu lượng xe thiết kế

3000-

< 2000-

<1000

< 700-

< 400-

< 100

(xe/ngày đêm)

2000

1000

700

400

100

 

Số lượng bến (bến)

3

2

1

1

1

1

Bề rộng bến B (m)

24,50

24,50

21,00

17,50

14,00

10,50

Dốc dọc mặt bến lớn nhất, imax (%)

11

11

12

12

12

13

Đường xuống bến:

           

Tốc độ thiết kế (km/h)

60

50

40

30

20

15

Số làn xe (làn)

4

3

3

3

2

1

Bề rộng làn xe (m)

3,50

3,50

3,00

3,00

3,50

3,50

Bề rộng mặt đường (m)

14,00

10,50

9,00

9,00

7,00

3,50

Rải nên phân cách với làn thô sơ (m)

2x3,00

2x3,00

2x2,50

2x2,00

-

-

Bề rộng làn xe thô xơ (m)

2x3,00

2x3,00

2x3,00

2x3,00

-

-

Lề đường gia cố (m)

-

-

-

-

2x2,50

2x2,00

Lề đường không gia cố (m)

2x0,50

2x0,50

2x0,50

2x0,50

-

-

Bề rộng nền đường (m)

27,00

23,50

21,00

20,00

12,00

7,50

Chiều dài đường xuống bến, L­1 (m)

500

500

500

400

300

200

Dốc dọc đường xuống bến tối đa, i3max (%)

3

3

3

4

4

4

Chiều dài của dốc tối đa ứng với dốc dọc lmax của phần mặt bến ứng với từng cấp kỹ thuật (4 xe, 3 xe và 2 xe nối tiếp), (m)

40

40

40

30

30

20

Độ dốc dọc mặt bến đối với trường hợp tách riêng bến cho xe thô sơ (%)

6%

6%

6%

6%

6%

6%

Độ dốc bến lớn nhất cho phép đối với bến phà dành cho phà một lưỡi (%)

10%

10%

10%

10%

10%

10%

GHI CHÚ: Khi cần thiết có thể bố trí bến phà sử dụng riêng cho xe con, xe khách và xe thô sơ đối với bến cấp I

3. Bến, cầu phao được chia làm 4 cấp, các cấp kỹ thuật quy định ở Bảng 3.

Tùy theo cấp hạng tuyến đường, tải trọng hoặc yêu cầu nhiệm vụ thiết kế mà chọn cấp bến cho phù hợp.

Bảng 3 - Các cấp kỹ thuật bến cầu phao

Các đặc trưng chủ yếu

I

II

III

IV

Lưu lượng xe tương lai trong một ngày đêm (xe/ngày đêm)

4000-3000

<3000-1000

<1000-700

<700-500

Lưu lượng người (ngày đêm)

25000

18000

10000

7000

Số làn xe ô tô (làn)

2

1

1

1

Số làn xe thô sơ (làn)

2

2

2

-

Bề rộng làn xe ô tô (m)

3,50

3,50

3,50

3,50

Bề rộng làn xe thô sơ (m)

2,4

2,2

2,00

-

Đường xuống bến:

       

Tốc độ thiết kế (km/h)

50

40

30

20

Số làn xe (làn)

4

3

3

2

Bề rộng làn xe (m)

3,50

3,00

3,00

3,50

Bề rộng mặt đường (m)

14,0

9,00

9,00

7,00

Rải nên phân cách với làn thô sơ (m)

2x3,00

2x3,00

2x2,50

-

Bề rộng làn xe thô sơ (m)

2x3,00

2x3,00

2x3,00

-

Lề đường gia cố (m)

-

-

-

2x2,50

Lề đường không gia cố (m)

2x0,50

2x0,50

2x0,50

-

Bề rộng nền đường (m)

27,00

22,00

21,00

12,00

Chiều dài đường xuống bến L1 (m)

1000

900

700

400

Dốc dọc đường xuống bến tối đa i2max (%)

3

3

4

4

Chiều dài dốc tối đa ứng với dốc dọc i2max của phần mặt bến ứng với từng cấp kỹ thuật (4 xe, 3 xe, 2 xe nối tiếp), (m)

40

30

20

20

Độ dốc dọc mặt bến đối với trường hợp tách riêng cho xe thô sơ (%)

6%

6%

6%

6%

4. Bến phà và bến cầu phao chỉ sử dụng cho hệ thống đường bộ từ đường cấp III trở xuống. Đường vào bến áp dụng các cấp kỹ thuật chính.

Đường cho xe thô sơ của đường xuống bến phà cấp I, II, III, IV và đường xuống bến cầu phao cấp I, II, III nên được bố trí tách riêng mặt đường ô tô bằng dải phân cách, các cấp còn lại xe thô sẽ đi sát mặt đường trên bề rộng lề gia cố.

5. Về nguyên tắc đường và bến phà không được phép bố trí sát hoặc cắt qua thân đê đi ra ngoài bãi sông. Trường hợp cần thiết thì phương pháp thiết kế được chọn cần đảm bảo thoát lũ, và an toàn cho đê.

6. Không nên bố trí bến phà và bến cầu phao ở khu vực đô thị để khỏi trở ngại cho việc tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn cho dân cư thuộc đô thị.

Trường hợp cần thiết đi qua thì nên lưu ý các vấn đề sau:

6.1. Đối với bến phà trong khu vực đô thị nên xét việc tăng cấp bến và tổ chức quảng trường giao thông trước bến.

6.2. Khui lưu lượng xe thông qua bến lớn hơn 1000 xe/ngày đêm và người qua lại 10 000 người/ngày đêm thì nên bố trí bến sử dụng riêng cho các phương tiện này.

- Bến phà cho phép hạ dốc dọc bến từ 7% đến 9% nên thiết kế phà lớn chở được xe và người, cập bến được với các tốc độ trên.

- Bến cầu phao có thể hạ độ dốc dọc bến còn 5%, độ dốc cầu dẫn 5% để xe lên xuống dễ dàng, thuận lợi.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,162

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn