Ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành nào? Những ngày nào trong năm người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
27/08/2024 16:48 PM

Ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành nào? Những ngày nào trong năm người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?

Ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành nào?

Từ trước đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 05 Quyết định quy định về ngày truyền thống của các ngành vào ngày 28/8 hàng năm, cụ thể như sau:

(1)  Quyết định 279/2002/QĐ-TTg ban hành ngày 17/4/2002.

Theo Điều 1 Quyết định 279/2002/QĐ-TTg quy định như sau:

Hàng năm lấy ngày 28 tháng 8 là "Ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước".

(2)  Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2016 ban hành ngày 19/02/2016.

Theo Điều 1 Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2016 quy định như sau:

Lấy ngày 28 tháng 8 hằng năm là “Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam”.

(3)  Quyết định 1372/QĐ-TTg ban hành ngày 06/8/2010.

Theo Điều 1 Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:

Lấy ngày 28 tháng 8 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam”.

(4)  Quyết định 715-TTg ban hành ngày 07/11/1995.

Theo Điều 1 Quyết định 715-TTg năm 1995 quy định như sau:

Hàng năm lấy ngày 28-8 là "Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp".

(5)  Quyết định 828/QĐ-TTg ban hành ngày 22/7/2004.

 Theo Điều 1 Quyết định 828/QĐ-TTg năm 2004 quy định như sau:

Hàng năm lấy ngày 28 tháng 8 là "Ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính nhà nước".

Như vậy, ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành sau (còn gọi là ngày truyền thống chung của các ngành)

+ Ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước.

+ Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

+ Ngày Truyền thống của ngành Tài chính Việt Nam.

+ Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp.

+ Ngày truyền thống Văn phòng cơ quan hành chính nhà nước.

Ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành nào?

Ngày 28/8 là ngày truyền thống của các ngành nào?

Những ngày lễ nào trong năm người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày lễ mà người lao động được nghỉ như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm của người lao động hiện nay là 11 ngày, và người lao động khi nghỉ lễ, tết sẽ được hưởng nguyên lương.

Ngoài những ngày lễ, tết ra thì người lao động còn được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào những ngày nào?

Bên cạnh những ngày nghỉ lễ, tết thì theo điểm a, khoản 1 và 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định:

Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo đó, ở điều kiện làm việc bình thường và đã làm việc đủ 12 tháng tại công ty, thì người lao động sẽ có 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương.

Và nếu cộng với 11 ngày nghỉ lễ, tết của năm thì tổng số ngày mà người lao động có thể được nghỉ hưởng nguyên lương (ở điều kiện làm việc bình thường) là : 11 + 12 = 23 ngày.

* Ngoài những ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ phép hàng năm, người lao động vẫn còn được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và không hưởng lương trong các trường hợp sau:

(1) Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

(2) Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

(3) Ngoài quy định tại khoản (1) và (2), người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

(Điều 115 Bộ luật Lao động 2019)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 25,145

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn