Cách ghi số hiệu văn bản hành chính đúng chuẩn pháp luật

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thanh Lợi
21/08/2020 14:35 PM

Việc ghi số, ký hiệu (hay được gọi chung là số hiệu) văn bản hành chính hiện nay phải tuân thủ quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

**Số của văn bản hành chính là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập.

Lưu ý, trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (gọi chung là tổ chức tư vấn) được ghi là "cơ quan ban hành văn bản" và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.

**Ký hiệu của văn bản hành chính

Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản:

- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.

- Chữ viết tắt tên loại văn bản:

STT

Tên loại văn bản hành chính

Chữ viết tắt

1.

Nghị quyết (cá biệt)

NQ

2.

Quyết định (cá biệt)

3.

Chỉ thị

CT

4.

Quy chế

QC

5.

Quy định

QyĐ

6.

Thông cáo

TC

7.

Thông báo

TB

8.

Hướng dẫn

HD

9.

Chương trình

CTr

10.

Kế hoạch

KH

11.

Phương án

PA

12.

Đề án

ĐA

13.

Dự án

DA

14.

Báo cáo

BC

15.

Biên bản

BB

16.

Tờ trình

TTr

17.

Hợp đồng

18.

Công điện

19.

Bản ghi nhớ

BGN

20.

Bản thỏa thuận

BTT

21.

Giấy ủy quyền

GUQ

22.

Giấy mời

GM

23.

Giấy giới thiệu

GGT

24.

Giấy nghỉ phép

GNP

25.

Phiếu gửi

PG

26.

Phiếu chuyển

PC

27.

Phiếu báo

PB

Ví dụ: Quyết định 2401/QĐ-BGDĐT năm 2020, có QĐ là tên viết tắt của văn bản hành chính - Quyết định, BGDĐT là tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hành chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Riêng đối với văn bản hành chính là công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Ví dụ: Công văn 4433/BYT-KCB năm 2020, có BYT là tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hành chính - Bộ Y tế, KCB là tên viết tắt của đơn vị soạn thảo văn bản hành chính - Cục quản lý Khám chữa bệnh.

**Thể thức trình bày trên văn bản hành chính

- Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ "Số" được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ "Số" có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước.

- Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng.

- Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

**Vị trí ghi số, ký hiệu của văn bản hành chính:

Cách ghi số hiệu văn bản hành chính đúng chuẩn pháp luật

>>> Xem thêm: Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là bao lâu? Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những gì?

Quá thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại không?

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 406,136

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn