Nghiêm cấm hành vi kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
11/10/2024 13:30 PM

“Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi” là hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc.

Nghiêm cấm hành vi kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi

Ngày 10/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 127/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.

Trong đó tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 127/2024/NĐ-CP bổ sung hành vi bị nghiêm cấm: “Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi”.

Như vậy, từ ngày 01/12/2024 (ngày Nghị định 127/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc sẽ bao gồm:

(i) Lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi;

(ii) Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.

(iii) Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

(iv) Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

(v) Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Nghiêm cấm hành vi kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi

Nghiêm cấm hành vi kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi (Hình từ internet)

Quy định quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Tại Điều 21 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về công tác dân tộc như sau:

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.

- Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.

Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.

- Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.

- Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

- Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.

- Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 558

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn