Triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO tại TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
09/10/2024 21:15 PM

UBND TPHCM với tư cách là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, đặt mục tiêu triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO tại TPHCM.

Triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO tại TPHCM

Triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO tại TPHCM (Hình từ Internet)

Triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO tại TPHCM

UBND TPHCM ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 kèm theo Quyết định 4393/QĐ-UBND ngày 03/10/2024. Trong đó đặt ra mục tiêu cụ thể triển khai xây dựng Thành phố học tập UNESCO với tư cách là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Cụ thể như sau:

- Phấn đấu đến năm 2025:

+ Phát huy hiệu quả của các cơ sở giáo dục trong việc triển khai đại học số và xây dựng học liệu số, triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng học tập.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mô hình học tập: gia đình, cộng đồng, đơn vị học tập, cộng đồng học cấp xã/phường/thị trấn nhằm đẩy mạng phong trào học tập suốt đời.

+ Bảo đảm xóa mù chữ bền vững và mọi người dân đạt được những kỹ năng cơ bản.

+ Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân: 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; 50% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

+ Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục: 60% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.

+ Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội: tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mô hình học tập Gia đình, Dòng họ, Cộng đồng, Đơn vị học tập, Cộng đồng học tập cấp xã/phường/thị trấn đạt các mục tiêu theo lộ trình của Thành phố nhằm đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố học tập; 40% công dân đạt danh hiệu công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; 25% các quận, huyện và thành phố Thủ Đức được công nhận danh hiệu quận, huyện, thành phố học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; 100% tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chí thành phố học tập của UNESCO được đánh giá đạt.

- Phấn đấu đến năm 2030:

+ Đảm bảo mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo.

+ Ứng dụng công nghệ số và dạy học trực tuyến trong tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

+ Mọi người dân có trách nhiệm và quyền lợi được học tập thường xuyên, học suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.

+ Duy trì và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng đồng; xây dựng môi trường học tập suốt đời đáp ứng các yêu cầu về năng suất, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức và tác phong văn hóa nghề nghiệp.

+ Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và dòng họ, gia đình có trách nhiệm tạo các cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi để mọi người trong xã hội được tham gia học tập, nhất là các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội.

+ Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân: 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; 70% người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; 60% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó 15% dân số có trình độ đại học trở lên.

+ Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục: 80% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.

+ Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội: 60% công dân đạt danh hiệu công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành, 50% các quận, huyện và thành phố Thủ Đức được công nhận danh hiệu quận, huyện, thành phố học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; hoàn thành 100% Bộ tiêu chí Thành phố học tập toàn cầu UNESCO.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 534

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn