Hướng dẫn tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
26/09/2024 11:30 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025 (Hình từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn 1244/HD-BGDĐT ngày 23/9/2024 tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII - năm 2025.

Hướng dẫn hình thức, thời gian, thành phần đại biểu Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025

Sau đây là hướng dẫn về hình thức, thời gian, thành phần và số lượng đại biểu tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII - năm 2025 như sau:

* Hình thức

- Các học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức “Hội nghị điển hình tiên tiến” hoặc “Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt” cấp cơ sở.

- Các đại học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các sở giáo dục và đào tạo tổ chức “Hội nghị điển hình tiên tiến” hoặc “Đại hội Thi đua yêu nước” cấp trên cơ sở.

* Thời gian tổ chức

- Cấp cơ sở: 01 buổi vào quý I năm 2025.

- Cấp trên cơ sở: 01 buổi vào quý II năm 2025.

* Đơn vị tổ chức điểm

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo điểm “Hội nghị điển hình tiên tiến” tại 03 cơ sở giáo dục:

+ Đại học Bách khoa Hà Nội.

+ Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

+ Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian hoàn thành: Tháng 01 năm 2025.

Đối với các đơn vị tổ chức Hội nghị điểm, đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ duyệt kế hoạch tổ chức của đơn vị và rút kinh nghiệm để các đơn vị khác tổ chức.

* Thành phần, cơ cấu và số lượng đại biểu

- Cấp cơ sở

+ Đơn vị có dưới 300 công chức, viên chức và người lao động thì tổ chức Hội nghị toàn thể. Đơn vị có trên 300 công chức, viên chức và người lao động thì tổ chức Hội nghị đại biểu nhưng số lượng không quá 200 đại biểu. Số lượng đại biểu do đơn vị tổ chức quyết định trên cơ sở đề xuất của thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.

+ Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp; tập thể và cá nhân Anh hùng, đại diện Chiến sĩ thi đua các cấp, các điển hình tiên tiến tiêu biểu xuất sắc là công chức, viên chức, người lao động giỏi, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, gương người tốt, việc tốt (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời, đại biểu lãnh đạo các cấp có liên quan chiếm 30%).

- Cấp trên cơ sở

+ Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp; đại diện tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, các điển hình tiên tiến tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, gương người tốt, việc tốt (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời, đại biểu lãnh đạo các cấp chiếm 30%).

+ Số lượng: Tối đa 300 đại biểu.

Nội dung báo cáo của Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII năm 2025

Nội dung báo cáo của Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VIII - năm 2025 được hướng dẫn như sau:

- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2025 - 2030 (theo mẫu gửi kèm).

Đây là nội dung quan trọng cần được chuẩn bị công phu, chất lượng, bám sát mục đích, yêu cầu của Hội nghị. Báo cáo phải nêu được những nét mới, sáng tạo, những phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, những mô hình mới, những đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội (có thể xây dựng phóng sự, video clip, hình ảnh để minh họa cho nội dung báo cáo).

Bố cục và nội dung chính của báo cáo gồm:

+ Đặc điểm, tình hình.

+ Phần tổng kết các phong trào thi đua yêu nước từ Hội nghị lần trước đến nay:

++ Công tác tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng: lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng; triển khai, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng; hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; hoạt động của Hội đồng sáng kiến các cấp; tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

++ Công tác thi đua: Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và kết quả đạt được trong các phong trào thi đua; công tác phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

++ Công tác khen thưởng: Phân tích hồ sơ khen thưởng, việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, kết quả, chất lượng các hình thức khen thưởng, việc khen thưởng giáo viên, giảng viên, người trực tiếp lao động; kết quả khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025.

++ Công tác thanh tra, kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về thi đua, khen thưởng.

++ Những tồn tại, hạn chế chủ yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

+ Phần phương hướng, nhiệm vụ:

++ Xác định phương hướng, mục tiêu chung của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 05 năm tới.

++ Những nội dung chủ yếu đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và quản lý.

++ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các giải pháp chủ yếu.

Yêu cầu chung của báo cáo là thông qua việc đánh giá kết quả của phong trào thi đua yêu nước để biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến; phân tích, đánh giá tác dụng của phong trào thi đua đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

- Báo cáo tham luận của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

+ Chú trọng lựa chọn các điển hình thật sự tiêu biểu, có sức lan tỏa để báo cáo tại Hội nghị để lại ấn tượng. Báo cáo điển hình phải được lựa chọn bảo đảm cơ cấu hợp lý; kết hợp giao lưu với điển hình tiên tiến, có minh họa bằng hình ảnh, video clip, phóng sự (nếu có điều kiện); nên lựa chọn những tập thể, cá nhân có mô hình mới, sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý.

+ Số lượng báo cáo: Tùy thuộc thời gian tổ chức Hội nghị bảo đảm chất lượng, có tính đại diện cho các lĩnh vực, thành phần.

Xem thêm tại Hướng dẫn 1244/HD-BGDĐT ban hành ngày 23/9/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 101

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn