Đề xuất thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
14/08/2024 15:30 PM

Nội dung đề đề xuất thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế đang được lấy ý kiến tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Đề xuất thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế

Đề xuất thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế (Hình từ internet)

Mới đây, Bộ Y tế đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Đề xuất thêm hành vi bị cấm về bảo hiểm y tế 

Cụ thể, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã đề xuất quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 về hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm y tế như sau:

Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế; lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã sửa đổi và bổ sung thêm hành vi bị cấm chậm đóng, trốn đóng, lạm dụng và trực lợi quỹ bảo hiểm y tế so với quy định hiện hành.

Hiện hành, tại Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm y tế như sau:

- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Dự kiến nếu được Quốc hội thông qua, các nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hiện nay

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;

+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;

+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi;

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

+ Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014);

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

+Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

+ Học sinh, sinh viên.

+ Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

- Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014); quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm l khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014); quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

(Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 551

Bài viết về

Bảo hiểm y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]