Hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
03/08/2024 14:35 PM

Bài viết sau có nội dung về việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi được quy định trong Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024.

Hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi (Hình từ Internet)

Ngày 01/8/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 2246/QĐ-BYT  về Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Theo quy định tại Chương I Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi ban hành kèm theo Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024 thì việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi như sau:

(1) Đối tượng sử dụng hướng dẫn

- Cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức và thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

- Cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

(2) Mục đích

Đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em dưới 24 tháng tuổi, phát hiện các trường hợp bất thường về thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ em, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ và gánh nặng bệnh tật.

(3) Công tác chuẩn bị

* Lập kế hoạch và thông tin về buổi khám

- Trạm Y tế lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trên địa bàn hằng quý, gửi Trung tâm y tế huyện và UBND xã . Nếu cần hỗ trợ nhân lực từ Trung tâm y tế huyện, Trạm Y tế xã cần nêu rõ trong kế hoạch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã/thôn thực hiện truyền thông đến cộng đồng về tầm quan trọng và mục đích của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

- Trạm Y tế thông báo đến cha mẹ của từng trẻ 2-3 ngày trước khi buổi khám được tổ chức (Mẫu tờ thông tin về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi - Phụ lục 9). Không mời quá 30 trẻ trong một buổi khám để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Phụ lục 9

- Căn cứ tình hình thực tiễn, địa phương triển khai buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi riêng hoặc kết hợp trong buổi tiêm chủng mở rộng.

* Hướng dẫn về nhân lực

- Bố trí nhân lực cho một ekip khám như sau:

+ 01 bác sĩ. Trường hợp Trạm y tế không có bác sĩ, Trung tâm Y tế huyện cử bác sĩ đến hỗ trợ trạm y tế xã khám. Nếu không thể bố trí bác sĩ, phân công 01 y sĩ có trên 3 năm kinh nghiệm để tham gia khám.

+ 02 nhân viên y tế (điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng).

+ Các nhân viên tham gia khám phải được tập huấn hoặc được phổ biến về nội dung khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn này.

+ Có thể huy động sinh viên tình nguyện của trường đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn; Y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản... để hỗ trợ công tác đón tiếp, hướng dẫn cha mẹ đưa trẻ đến các bàn khám...

- Căn cứ tình hình thực tiễn về nhân lực y tế và số lượng trẻ đến khám, trạm y tế bố trí 01 ekip khám hoặc nhiều hơn trong một buổi khám.

* Hướng dẫn về sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị

- Khu vực ngồi chờ:

+ Sắp xếp tối thiểu 30 ghế chờ, có mái che. Mùa hè bố trí quạt điện theo tình hình thực tế tại địa phương; mùa đông bố trí khu vực chờ trong nhà, nếu ở ngoài sân thì cần có bạt chắn gió.

+ Có nước uống.

+ Chuẩn bị phương tiện và tài liệu truyền thông (nếu có).

- Khu vực khám:

+ Bố trí bàn khám:

Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 03 bàn khám cho 01 ekip khám.

Nếu không kết hợp với tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 02 bàn khám cho 01 ekip khám.

- Trang thiết bị, dụng cụ khám:

+ Bàn (có khăn trải bàn), ghế ngồi.

+ Giường khám trẻ em.

+ Dụng cụ khám: Cân trọng lượng; thước đo chiều cao lúc nằm; ống nghe tim phổi; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bộ khám ngũ quan; búa phản xạ.

+ Bộ đồ chơi để kiểm tra sự phát triển tinh thần, vận động.

+ Hồ sơ sức khỏe trẻ em (lưu tại trạm y tế); Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em (nếu có).

(4) Tổ chức các bàn của 01 ekip khám

Bàn

Chức năng

Nhân lực

Trang thiết bị, dụng cụ

Khu vực ngồi chờ

Tiếp đón trẻ và người chăm sóc

Nhân viên y tế công cộng hoặc tình nguyện viên

Ghế ngồi của người chăm sóc và trẻ.

Bàn số 1

Lập hồ sơ khám

01 điều dưỡng hoặc 01 hộ sinh

- 01 bàn ghi chép + 2 ghế.

- 01 Cân; 01 thước đo chiều dài lúc nằm; 01 thước dây.

- Phiếu khám sức khỏe trẻ theo độ tuổi.

- Hồ sơ sức khỏe.

- Sổ theo dõi SKBMTE.

Bàn số 2

Khám sức khỏe

Bác sỹ/ Y sĩ

- 01 bàn ghi chép + 2-3 ghế.

- 01 giường khám trẻ nhỏ.

- Ống nghe; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bộ khám ngũ quan; búa phản xạ.

- Thẻ quan sát và tư vấn phát triển trẻ toàn diện.

- Bộ đồ chơi để khám sự phát triển toàn diện.

- Tài liệu tư vấn về sức khỏe và dinh dưỡng (mô hình, tranh lật).

Bàn số 3

(Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng)

Tiêm chủng

01 Điều dưỡng hoặc hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng

- Tủ lạnh, phích vắcxin; Bơm kim tiêm.

- Các dụng cụ, vật tư, hóa chất để sát khuẩn.

- Hộp chống sốc: phác đồ chống sốc treo tường.

- Dụng cụ chứa chất thải y tế.

(5) Tổng kết buổi khám

- Vệ sinh khu vực khám.

- Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, sổ ghi chép.

- Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tổng hợp kết quả buổi khám (Mẫu tại Phụ lục 8).

- Họp tổng kết, rút kinh nghiệm buổi khám.

Phụ lục 8

Xem thêm Quyết định 2246/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,648

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]