Đề xuất tiêu chuẩn thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
17/06/2024 13:00 PM

Dưới đây là một số nội dung đề xuất tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông.

Đề xuất tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông (Hình từ internet)

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia:  Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị nối, kéo sử dụng trên phương tiện cơ giới đường bộ - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

Một số nội dung đề xuất của Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông

Theo dự thảo Tiêu chuẩn, đã giải thích từ ngữ liên quan đến thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông như sau:

- Thiết bị nối kéo bao gồm tất cả các chi tiết, cụm chi tiết gắn trên các bộ phận chịu lực của thân xe, khung xe cơ giới và khi kết nối chúng với nhau sẽ tạo thành các tổ hợp phương tiện. Các chi tiết, cụm chi tiết này được cố định hoặc có thể tháo rời.

- Khớp nối tự động là loại khớp nối tự động đạt được khi lùi phương tiện kéo so với phương tiện được kéo, đủ để khớp nối ăn khớp hoàn toàn, tự động khóa và cho biết các cơ cấu đã ăn khớp đúng cách mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Trong trường hợp thiết bị nối kéo kiểu móc, yêu cầu khớp nối tự động đạt được nếu mở và đóng thiết bị khóa khớp nối diễn ra mà không có bất kỳ sự can thiệp bên ngoài nào khi mắt thanh kéo được đưa vào móc.

- Thiết bị nối kéo tiêu chuẩn là các thiết bị nối kéo phải phù hợp với các kích thước tiêu chuẩn và các giá trị đặc trưng được đưa ra trong tiêu chuẩn này. Chúng có thể thay thế cho nhau trong phạm vi chủng loại và không phụ thuộc vào nhà sản xuất.

- Thiết bị nối kéo phi tiêu chuẩn là các thiết bị nối kéo có thể không phù hợp về mọi mặt với các kích thước tiêu chuẩn và các giá trị đặc trưng được đưa ra trong tiêu chuẩn này nhưng có thể được kết nối với các thiết bị và thành phần khớp nối tiêu chuẩn.

*Yêu cầu chung đối với các bị thiết bị nối kéo

- Thông số kỹ thuật chung:

Mỗi thiết bị phải phù hợp với các thông số kỹ thuật về kích thước và độ bền quy định trong phụ lục A và B của dự thảo. Sau các thử nghiệm quy định trong phụ lục B, không được có bất kỳ vết nứt, gãy hoặc bất kỳ biến dạng vĩnh viễn quá mức nào mà có thể gây bất lợi cho hoạt động bình thường của thiết bị.

- Vật liệu:

Tất cả các bộ phận của thiết bị nối kéo khi xảy ra sự cố có thể dẫn đến tách tổ hợp phương tiện thì phải được làm bằng thép. Các vật liệu khác có thể được sử dụng với điều kiện là nhà sản xuất đã chứng minh được tính tương đương và đáp ứng yêu cầu cùng kiểu loại.

- Vận hành:

Các thiết bị nối kéo phải an toàn khi vận hành, việc ghép và tháo gỡ phải được thực hiện bởi một người mà không cần sử dụng công cụ. Ngoại trừ khớp nối Loại T, chỉ các thiết bị loại khớp nối tự động được ghép nối với rơ moóc có khối lượng lớn nhất cho phép về mặt kỹ thuật lớn hơn 3,5 tấn.

- Bảo dưỡng:

Các thiết bị nối kéo phải được thiết kế và sản xuất sao cho sử dụng bình thường và nếu được bảo dưỡng, thay thế đúng cách các bộ phận bị mòn, thì chúng sẽ tiếp tục hoạt động tốt và giữ được các đặc tính như được nêu trong tiêu chuẩn này.

- Yêu cầu chung về ăn khớp:

Tất cả thiết bị nối kéo phải được thiết kế để có sự ăn khớp cơ học chủ động và vị trí kết nối phải được khóa ít nhất một lần bằng ăn khớp cơ học chủ động trừ khi có các yêu cầu khác được nêu trong phụ lục A của dự thảo Tiêu chuẩn. Ngoài ra, có thể có hai hoặc nhiều cách bố trí riêng biệt để đảm bảo tính nguyên vẹn của thiết bị nhưng mỗi cách bố trí phải được thiết kế để có sự ăn khớp cơ học chủ động và phải được thử nghiệm riêng theo bất kỳ yêu cầu nào nêu trong phụ lục B của dự thảo Tiêu chuẩn. Sự ăn khớp cơ học chủ động được xác định trong mục 3.13 của dự thảo Tiêu chuẩn.

Lực lò xo chỉ có thể được sử dụng để đóng thiết bị và ngăn tác động của rung động làm cho các bộ phận của thiết bị di chuyển đến các vị trí mà nó có thể mở hoặc bung ra. Việc hỏng bất kỳ một lò xo nào sẽ không cho phép thiết bị hoàn chỉnh bị mở khóa hoặc tháo rời.

- Hướng dẫn sử dụng:

Mỗi thiết bị nối kéo phải đi kèm với hướng dẫn lắp đặt và vận hành, cung cấp đầy đủ thông tin cho bất kỳ người sử dụng nào cũng có để lắp đặt nó một cách chính xác trên phương tiện và vận hành nó đúng cách. Các hướng dẫn này phải bằng ngôn ngữ của quốc gia mà nó sẽ được sử dụng.

Trong trường hợp các thiết bị nối kéo được cung cấp để lắp lên phương tiện lần đầu bởi nhà sản xuất xe, hướng dẫn lắp đặt có thể được cung cấp đi kèm theo phương tiện nhưng nhà sản xuất xe phải có trách nhiệm đảm bảo rằng người điều khiển phương tiện được cung cấp các hướng dẫn cần thiết để vận hành chính xác thiết bị nối kéo.

Xem thêm nội dung tại dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị nối kéo sử dụng trên phương tiện giao thông.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 215

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn