Tổng hợp điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018

10/07/2018 08:36 AM

Luật Cạnh tranh 2018 được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2018 (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) và thay thế cho Luật Cạnh tranh 2014.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Sau đây, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT  xin gửi đến quý thành viên những điểm mới giữa Luật Cạnh tranh 2018 so với Luật Cạnh tranh 2004.

Những quy định bị bãi bỏ

- Bỏ hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018);

- Khái niệm về bí mật kinh doanh (Khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);

- Khái niệm về bán hàng đa cấp (Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);

Những quy định mới được bổ sung

- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh (Khoản 2 Điều 5);

- Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh của cơ quan nhà nước (Điều 8);

- Quy định về cách thức xác định thị phần và thị phần kết hợp (Điều 10)

+ Số đơn vị hàng hóa bán ra trên tổng số đơn vị hàng hóa bán ra;

+ Số đơn vị hàng hóa mua vào trên tổng số đơn vị hàng hóa mua vào.

- Hành vi thỏa thuận cạnh tranh (Điều 11):

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định  (Điều 12);

- Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù (Điều 14);

- Bổ sung thêm thành phần hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và đưa bổ sung quy định: doanh nghiệp tham gia hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ (Điều 15);

- Quy định về bãi bỏ quyết định miễn trừ: dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được miễn trừ (Điều 23);

- Lưu ý khi xác định về doanh nghiệp thống lĩnh thị trường: Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan (Điều 24);

- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí đôc quyền bị cấm (Điều 27);

- Hậu quả pháp lý “chấm dứt hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất (Điều 29);

- Mua lại doanh nghiệp: đưa ra thêm quy định mua lại trực tiếp / gián tiếp (Điều 29);

- Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế: dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế; phương án khắc phục khả năng gây hạn chế cạnh tranh, báo cáo tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 34);

Những quy định được thay thế

- Bộ Công thương là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, trước đó là Bộ Thương mại (Điều 7);

- Khái niệm về tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Do Ủy ban cạnh tranh quốc gia đánh giá. Bỏ quy định về việc chiếm hơn 50% thị phần (Điều 30);

- Thông báo tập trung kinh tế: Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (quy định hiện hành là 30- 50%) và được xác định từ các căn cứ: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch, thị phần kết hợp (Điều 33);

- Thay đổi một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45)

+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

+ So sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. (Hiện hành, chỉ cần so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác thì đã là hành vi cạnh tranh không lành mạnh)

+ Quy định cụ thể về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. (Trước đó quy định là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh);

- Quy định về tố tụng cạnh tranh (Chương VIII)

Hoàn toàn mới

- Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 13);

- Thời hạn được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: 05 năm (Điều 21);

- Xác định sức mạnh thị trường đánh kể (Điều 26);

- Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế (Điều 31);

- Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 32);

- Thẩm định việc tập trung kinh tế: thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế; tập trung kinh tế có điều kiện, hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (từ Điều 36 đến Điều 40);

- Quyết định về việc tập trung kinh tế và Tập trung kinh tế có điều kiện (Điều 41, 42);

- Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (Điều 44);

- Lập nên Ủy ban cạnh tranh quốc gia, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động của Ủy ban này (Chương VII)

Hồng Phương

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 57,005

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn