Chuyển đổi số 24/10/2024 09:22 AM

5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển blockchain đến năm 2025, định hướng năm 2030

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
24/10/2024 09:22 AM

Sau đây là nội dung 5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển blockchain đến năm 2025, định hướng năm 2030

5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển blockchain đến năm 2025, định hướng năm 2030 (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 22/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1236/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng năm 2030.

5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển blockchain đến năm 2025, định hướng năm 2030

Cụ thể, tại Quyết định 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thì 5 nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng năm 20230 như sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối

- Rà soát, nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hành lang pháp lý hiện hành với các giải pháp, ứng dụng chuỗi khối.

- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn về nền tảng, sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ chuỗi khối đảm bảo tính liên thông và tính mở của các bên tham giao vào các giao dịch dựa trên công nghệ chuỗi khối.

- Tăng cường hướng dẫn và điều chỉnh công nghệ chuỗi khối. Nâng cao hiệu lực các quy định của pháp luật trong quản lý công nghệ chuỗi khối để thúc đẩy sự phát triển an toàn, tin cậy của công nghệ chuỗi khối.

(2) Phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp chuỗi khối

- Phát triển Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam phục vụ đa mục tiêu:

+ Xây dựng, phát triển Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng đa mục tiêu, thúc đẩy ứng dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam;

+ Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng và phát triển nền tảng quản trị, vận hảnh Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam;

+ Phát triển các nền tảng chuỗi khối Make in Việt Nam. Xây dựng các cơ chế vận hành, khai thác và tương tác, liên thông giữa các loại hình mạng chuỗi khối hoạt động trên Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam.

- Hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối:

+ Phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số tạo động lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Đẩy nhanh quá trình tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối và các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng lần thứ tư như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật,... đồng thời, thúc đẩy phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối;

+ Phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối và công nghiệp công nghệ số;

+ Thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các dịch vụ của cơ quan nhà nước;

Thúc đẩy xây dựng các trung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong lĩnh vực chuỗi khối. Triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển doanh nghiệp và thương hiệu về chuỗi khối tại Việt Nam;

+ Tập hợp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng chuỗi khối (blockchain platform) thúc đẩy chia sẻ thông tin, nâng cao nội lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

(3) Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đại học rà soát các chương trình đào tạo để bổ sung nội dung về công nghệ chuỗi khối ở những ngành đào tạo phù hợp. Ưu tiên đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ ở nước ngoài chuyên môn về công nghệ chuỗi khối.

- Thúc đẩy các cơ sở giáo dục đào tạo tăng cường tổ chức cung cấp các nền tảng học trực tuyến mở MOOC (Massive Open Online Course) về công nghệ chuỗi khối.

- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhóm nhân tài lãnh đạo và dẫn dắt đổi mới cấp cao, nhất là trong các ngành, lĩnh vực gắn với tiềm năng, thế mạnh của công nghệ chuỗi khối như lĩnh vực tài chính và khởi nghiệp công nghệ tài chính (FinTech).

- Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuỗi khối cho đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về nên tàng, dịch vụ trên nền tảng blockchain.

(4) Thúc đẩy ứng dụng và phát triển thị trường

- Đẩy mạnh tích hợp, ứng dụng công nghệ chuỗi khối, đồng thời phát huy vai trò của chuỗi khối trong việc thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả các hoạt động phối hợp liên thông và xây dựng các nền tảng, dịch vụ công nghệ số tin cậy.

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong phát triển các dịch vụ

đô thị thông minh, nghiên cứu khả năng ứng dụng chuỗi khối trong xây dựng

hạ tầng thông minh, đồng thời nâng cao mức độ thông minh và hiệu quả của các hoạt động quản lý đô thị.

- Cung cấp dịch vụ trên hạ tầng chuỗi khối Việt Nam để thúc đẩy nhanh quá trình phổ cập hoá áp dụng công nghệ chuỗi khối.

- Xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) về chuỗi khối trong lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng hiệu quả như công nghệ tài chính, giao thông vận tải,... để tạo không gian thử nghiệm thuận lợi, có kiểm soát, thúc đầy sáng tạo các mô hình kinh doanh mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Xây dựng chính sách thúc đẩy các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát triển và ứng dụng chuỗi khối thông qua việc đưa các sản phẩm, dịch vụ được ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối vào Danh mục ngành, nghề kinh doanh, Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm, Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách.

(5) Thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuỗi khối

- Ưu tiên triển khai các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trên cơ sở khai thác công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về chuỗi khối để xác định các định hướng, giải pháp phát triển công nghệ chuỗi khối. Vận động các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu thành lập các nhóm nghiên cứu chuỗi khối, tăng cường phối hợp, liên kết các nhóm nghiên cứu về chuỗi khối.

- Tổ chức các cuộc thi để hoàn thiện Nền tảng chuỗi khối quốc gia, tìm ra các ứng dụng tiềm năng và tạo động lực để nghiên cứu, phát triển các giải pháp, sản phẩm áp dụng chuỗi khối. 

- Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền tại Việt Nam và trên thế giới để nâng cao vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Lồng ghép ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào các chương trình, chiến lược quốc gia phát triển chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; chương trình về khoa học công nghệ, các chương trình phát triển thương mại điện tử, chiến lược phát triển tài chính toàn diện.

- Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về chuỗi khối, khai thác hiệu quả Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam trong việc kết nối, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực về chuỗi khối phục vụ phát triển Công nghiệp Công nghệ số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Phối hợp với các quốc gia khác trong việc triển khai phát triển và ứng dụng chuỗi khối. Tạo điều kiện liên kết giữa mạng chuỗi khối Việt Nam với mạng chuỗi khối các quốc gia hoặc toàn cầu.

Xem thêm Quyết định 1236/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 22/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,306

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn