Biểu mẫu 27/05/2024 12:15 PM

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
27/05/2024 12:15 PM

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ký kết hợp đồng đấu thầu, đặc biệt là đối với các gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp và phi tư vấn.

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn mới nhất

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn mới nhất (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn mới nhất

Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn mới nhất là mẫu tại Phụ lục 2B ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:

Phụ lục 2B​

Quy định về thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn

(1) Trường hợp gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng, nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.

(2) Căn cứ thương thảo hợp đồng:

- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;

- Hồ sơ mời thầu bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có).

(3) Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

- Không thương thảo các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Không được làm thay đổi đơn giá đã xác định tại bước đánh giá về tài chính.

(4) Nội dung thương thảo hợp đồng:

- Những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

- Các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

- Nhân sự chủ chốt:

Nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất hoặc đã được thay thế một lần theo quy định, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với dự kiến trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc vì lý do bất khả kháng mà nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn so với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

- Các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

- Các nội dung cần thiết khác.

(5) Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

(6) Sau khi hoàn thành thương thảo hợp đồng, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:

- Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

- Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

- Kết quả thương thảo hợp đồng;

- Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

- Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

- Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;

- Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

(7) Trường hợp nhà thầu tham gia thương thảo nhưng không tiến hành thương thảo theo đúng nguyên tắc và nội dung quy định tại (3) và (4) hoặc đã tiến hành thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo hợp đồng nhằm mục đích rút khỏi việc trúng thầu hoặc gây bất lợi cho chủ đầu tư thì nhà thầu bị loại và không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu.

(8) Nhà thầu được quyền từ chối thương thảo và được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong trường hợp bên mời thầu, chủ đầu tư không tiến hành thương thảo theo nguyên tắc và nội dung quy định tại (3) và (4).

(9) Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.

(Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,608

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn